0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Hỗ trợ pháp lý»QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẶT TÊN: NHỮNG CÁI TÊN BỊ CẤM ĐẶT Ở VIỆT NAM

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẶT TÊN: NHỮNG CÁI TÊN BỊ CẤM ĐẶT Ở VIỆT NAM

 

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẶT TÊN: NHỮNG CÁI TÊN BỊ CẤM ĐẶT Ở VIỆT NAM

Chào luật sư, vợ chồng tôi vừa đón chào một bé trai và đang đau đầu trong việc chọn tên cho con. Chúng tôi muốn đặt một cái tên thật đẹp, ý nghĩa nhưng lại nghe nói ở Việt Nam có những quy định về đặt tên, thậm chí có những cái tên có thể bị từ chối khi làm giấy khai sinh. Vì vậy, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn để tránh phạm phải những quy định này.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, mời quý độc giả cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu bài viết "Quy định pháp luật về đặt tên: Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam". Hy vọng bài viết sẽ giúp quý vị giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc đặt tên cho con, đồng thời tránh những sai sót không đáng có khi đăng ký khai sinh.

Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam là gì?

Mỗi cá nhân đều có quyền được đặt họ, tên và được ghi nhận trong giấy khai sinh. Tuy nhiên, không phải cái tên nào cũng được chấp nhận theo quy định pháp luật. Theo Bộ luật Dân sựThông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật Hộ tịch, có những giới hạn nhất định trong việc đặt tên, thậm chí một số tên còn bị cấm hoàn toàn. Vậy đó là những trường hợp nào? Hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu nhé!

Thứ nhất, việc đặt tên xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Đây là nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự: “Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này”.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự chỉ quy định chung như thế này mà không hướng dẫn thêm việc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác được biểu hiện cụ thể bằng tên gọi nào.

Thực tế cũng chưa có trường hợp đặt tên bị từ chối với lý do xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Thứ hai, việc đặt tên trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 quy định về các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự như sau

1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.”

Ví dụ:

     Đặt tên con là "Nguyễn Trọng Tội" có thể gây ảnh hưởng đến danh dự của người khác.

     Đặt tên trùng với các thương hiệu nổi tiếng như "Nguyễn Apple", "Trần Google" nhằm mục đích gây nhầm lẫn.

Như vậy, khi đặt tên cho con, cha mẹ cần đảm bảo không vi phạm các nguyên tắc trên. Những cái tên mang ý nghĩa phân biệt đối xử, vi phạm đạo đức xã hội hay gây ảnh hưởng đến lợi ích chung đều có thể bị từ chối khi làm giấy khai sinh. Vì vậy, ngoài việc chọn một cái tên đẹp và ý nghĩa, cha mẹ cũng cần cân nhắc đến tính hợp pháp để tránh những rắc rối không đáng có.

Thứ ba, việc không đặt tên cho con bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam

Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự yêu cầu: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam”. Do đó, khi khai sinh và điền tên trong giấy khai sinh của trẻ em, cha mẹ bắt buộc phải đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc của Việt Nam. Nếu không đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam, những cái tên đó có thể bị từ chối khai sinh.

Thực tế, Việt Nam có rất nhiều người nước ngoài đang sinh sống và làm việc. Do đó, tỷ lệ những người này kết hôn, sinh con hoặc kết hôn với người Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, khi con sinh ra mà mang quốc tịch Việt Nam, đăng ký khai sinh cho con tại Việt Nam thì được xác định là công dân Việt Nam nên vẫn phải tuân theo pháp luật Việt Nam về việc đặt tên. Do đó, những cái tên bằng tiếng nước ngoài sẽ không được chấp nhận. Thay vào đó, những người này có thể đặt tên con theo phiên âm tiếng Việt/tiếng dân tộc Việt Nam hoặc có thể vẫn đặt tên khai sinh của con là tiếng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc Việt Nam và gọi biệt danh, gọi tên gọi ở nhà cho con bằng tên nước ngoài.

Ví dụ:

     "John Nguyễn", "Maria Trần" có thể bị từ chối.

     Thay vào đó, cha mẹ có thể đặt tên theo phiên âm tiếng Việt như "Nguyễn Gioan", "Trần Ma-ri-a".

Và ngược lại, nếu con sinh ra không có quốc tịch Việt Nam mà mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên sẽ không phải áp dụng quy định này, và cha mẹ có thể đặt tên theo tiếng nước ngoài tùy theo luật pháp của quốc gia mà trẻ mang quốc tịch.

Thứ tư, đặt tên bằng số, một ký tự mà không phải chữ

Cũng dựa trên quy định Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, theo đó pháp luật yêu cầu tên của công dân Việt Nam “không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ”. Do đó, những cái tên được đặt bằng số hoặc ký tự không phải là chữ mà bằng các ký tự đặc biệt như @, #, $... đều là những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam.

Ví dụ:

     "Nguyễn 007", "Lê @nhi", "Trần #Cool" đều không hợp lệ.

Thứ năm, đặt tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của Việt Nam

Quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định: “Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam”.

Tương tự như những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam trên kia, việc giải thích thế nào là tên không giữ gìn bản sắc dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp, tập quán của Việt Nam hiện không được hướng dẫn tại bất kỳ một văn bản nào ngoài Thông tư 04/2020/TT-BTP.

Do đó, để xác định tên có bị cấm hay không thì cần xem xét cụ thể về tên đó, bản sắc dân tộc của người đó cũng như những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc mà người đó đang mang hoặc tập quán của cộng đồng dân cư mà người đó sinh sống.

Thứ sáu, đặt tên quá dài, khó sử dụng

Cũng tại quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải “không đặt tên quá dài, khó sử dụng”.

Đây là một trong những điều cấm của pháp luật khi đặt tên cho con. Tuy nhiên, việc tên bao nhiêu ký tự là dài, khó sử dụng thì pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể.

Trước đó, tại dự thảo Bộ luật Dân sự năm 2015 đã từng có đề xuất giới hạn số ký tự trong tên của một cá nhân không được quá 25. Tuy nhiên, sau đó đề xuất này lại không được đưa vào Bộ luật Dân sự.

Việc ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP với quy định “không được đặt tên quá dài, khó sử dụng” nhưng không nói rõ quá dài là bao nhiêu ký tự khiến việc áp dụng vào thực tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Không nên đặt tên con bằng những cái tên nào?

Ngoài việc không được đặt tên con vì quy định của pháp luật thì trong thực tế, vì ý nghĩa tâm linh, về quan niệm… nhiều bậc cha mẹ không nên chọn những cái tên sau đây cho con:

-        Tên trùng với người thân như ông bà, cô dì, chú, bác. Những cái tên này không bị cấm nhưng theo quan niệm và để tiện cho việc xưng hô thì tốt nhất không nên đặt.

-        Tên khiến nhiều người liên tưởng đến những ý nghĩa không hay: Theo quan niệm, những cái tên này sẽ khiến con trẻ tự ti, không thích thậm chí còn có thể bị trêu ghẹo.

-        Không nên đặt tên con bằng những từ ngữ lạ, khó hiểu, khó đọc. Có thể kể đến như Nguyễn Nguyệt, Huỳnh Hoàng…

Tuy nhiên, đây là những cái tên theo quan niệm của nhiều người là những cái tên không nên đặt. Dù vậy, trên thực tế, nếu đặt những tên này cũng không bị pháp luật cấm và có nhiều người mang tên này.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Quy Định Pháp Luật Về Đặt Tên: Những Cái Tên Bị Cấm Đặt Ở Việt Nam”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý đối với vấn đề đặt tên con cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:

 

 

Thông tin liên hệ

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: Số 10 Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: : 0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

 

 

Liên hệ

Văn phòng luật sư HÃNG LUẬT LÊ PHONG

Email: phucand@gmail.com

Số điện thoại: 0979629640

Địa chỉ: 

CN Hồ Chí Minh: số 10, Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - ĐT: 0979629640

CN Bình Phước: 160 đường Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - ĐT: 0915438323

 

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin
Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Icon contact 2