THỦ TỤC NHẬN TRẺ VÀ LÀM GIẤY KHAI SINH CHO TRẺ EM BỊ BỎ RƠI?
Một số vướng mắc pháp lý của người dân liên quan đến việc đăng ký khai sinh, thay đổi nội dung trên giấy khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được Hãng Luật Lê Phong phân tích, giải đáp theo từng trường hợp cụ thể:
1. Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Trẻ Em Bị Bỏ Rơi?
Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn: Tôi có nhặt được một bé trai gần ba tháng tuổi tôi muốn nhận cháu làm con nuôi. Xin luật sư tư vấn giúp tôi cần chuẩn bị những gì để nhận cháu làm con nuôi và khai sinh cho cháu. Xin chân thành cám ơn!
Trả lời:
1.1 Quy định về việc nhận nuôi
Trường hợp của bạn là nhặt được một bé trai gần ba tháng tuổi nên theo quy định tại Điều 16 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch :
"1. Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ;
2. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
3. Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi". Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu".
Sau khi đã thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về thông tin của trẻ bị bỏ rơi, sau 30 ngày kể từ ngày thông báo, không tìm thấy cha mẹ đẻ thì bạn có thể đăng ký việc nuôi con nuôi UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận sự việc bỏ rơi, đồng thời có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh cho đứa trẻ đó.
1.2. Thủ tục khai sinh
Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi hoặc trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.
- Cán bộ tư pháp ghi vào sổ đăng ký khai sinh và một bản chính giấy khai sinh theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi". Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh thì cán bộ tư pháp ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".
Để làm thủ tục nhận con nuôi trước hết bạn cần làm thủ tục khai sinh cho đứa trẻ đó, cụ thể:
- Họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi". Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "cha, mẹ nuôi"; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.
- Nếu trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".
Theo quy định tại Điều 18 Luật nuôi con nuôi năm 2010, hồ sơ mà bạn cần chuẩn bị để nhận nuôi con nuôi bao gồm:
Hồ sơ của bạn
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
Hồ sơ của trẻ bị bỏ rơi :
- Giấy khai sinh ( bản sao chứng thực);
- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Hai ảnh toàn thân; nhìn thẳng chụp không quá 6 tháng;
- Biên bản xác nhận do Uỷ ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi.
Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó. Bạn có thể tiến hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn cư trú để tiến hành thủ tục nhận con nuôi. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.3. Quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi
Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em có quyền được khai sinh theo quy định của pháp luật.
Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: mỗi cá nhân từ khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, kể cả trẻ em chỉ sống được dưới 24 giờ rồi chết mà cha mẹ có yêu cầu. Do đó, tất cả trẻ em dù có cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hay bị bỏ rơi đều có quyền được khai sinh.
Theo quy định tại Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15-11-2015 hướng dẫn Luật Hộ tịch, ngay sau khi phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người phát hiện phải ngay lập tức bảo vệ và thông báo cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Sau đó, người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc sẽ có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ nếu không có thông tin về cha mẹ đẻ trong thời gian 07 ngày liên tục ra thông báo.
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc xác định họ, chữ đệm, tên của trẻ bị bỏ rơi như sau:
- Nếu đã được nhận nuôi thì họ của trẻ có thể theo họ của cha nuôi hoặc mẹ nuôi tùy vào sự thỏa thuận của hai người. Nếu chỉ có cha hoặc chỉ có mẹ nuôi thì sẽ lấy theo họ của người đó.
- Nếu chưa được nhận nuôi thì họ của trẻ được xác định dựa vào yêu cầu của người đang tạm thời nuôi dưỡng, chăm sóc.
Khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
- Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh;
- Căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh;
- Nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi;
- Quê quán được xác định theo nơi sinh;
- Quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam.
- Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống;
Ngoài những giấy tờ cần thiết để khai sinh cho một đứa trẻ thì khi đi làm khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cần phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (Điều 16 Luật Hộ tịch 2014).
Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cám ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Hãng Luật Lê Phong.
2. Có Được Thay Đổi Ngày Sinh Trong Giấy Khai Sinh
Chào luật sư ạ. Cho tôi hỏi tôi muốn cải chính lại giấy khai sinh cho con mình vì sai tháng ; cụ thể là giấy chứng sinh là 7/9/2016 bây giờ giấy khai sinh của con tôi là 7/8/2016. Tôi muốn cải chính lại giấy khai sinh là 7/9/2016 thì thủ tục như thế nào và theo quy định thông tư tư pháp ngày bao nhiêu ạ? Cảm ơn luật sư.
Luật sư trả lời:
- Theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, khi ngày tháng năm sinh trong Giấy khai sinh có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì được cải chính hộ tịch. Bạn có thể đưa giấy chứng sinh ra để có thể chứng minh con bạn bị đăng ký sai ngày sinh và yêu cầu điều chỉnh.
- Thủ tục được thực hiện theo Điều 28 Luật Hộ tịch năm 2014
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Như vậy, bạn có thể UBND cấp xã nơi trước đây bạn đăng ký khai sinh cho con để thực hiện việc cải chính thông tin về việc sai tháng sinh trong Giấy khai sinh cho con.
- Hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai (theo mẫu);
+ Giấy khai sinh bản gốc của con;
+ Giấy chứng sinh của con;
+ Giấy tờ tùy thân của bạn;
- Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ giấy tờ theo quy định.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 0979 629 640 để được giải đáp.
3. Hồ sơ đăng ký khai sinh cần những gì ?
Thưa luật sư, Xin hỏi: Hộ khẩu của tôi ở TPHCM hiện tai tôi đã ra Hà Nội được thời gian và đãbị cắt khẩu trong thành phố HCM .Bố cháu có hộ khẩu ở phường trung phụng khâm thiên. Do hộ khẩu tôi không rõ ràng nên mang giấy tờ gồm : Giấy chứng sinh; Giấy kết hôn ; Chứng minh thư nhân dân; Hộ khẩu của bố cháu. Ra phường để làm thì người ta không đồng ý bắt phải làm theo Mẹ. Trong khi giờ hộ khẩu tôi chưa rõ ràng. Vậy giờ phải làm thế nào ạ?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp xã), nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.
Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em (Ví dụ: Bạn đăng ký thường trú tại TP. HCM, nhưng làm việc ổn định và sinh con tại nơi đăng ký tạm trú là phường Trung Phụng, Khâm Thiên, Hà Nội, thì Uỷ ban nhân dân phường Trung Phụng cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của bạn).
Trong trường hợp này, Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh có trách nhiệm thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”.
Lưu ý, nếu bạn không có hộ khẩu nhưng có đăng ký tạm trú thì vẫn được đăng ký khai sinh ở phường nơi gia đình đang sống – Theo Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/06/2008 của Bộ Tư Pháp Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch.
Một số ý trao đổi cùng bạn, hy vọng giúp ích bạn trong công việc. Mọi vấn đề vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp qua tổng đài tư vấn pháp luật: 0979 629 640 để được hỗ trợ trực tuyến.
4. Thay Đổi Thông Tin Ngày Sinh Của Cha Trên Giấy Khai Sinh Của Con ?
Thưa luật sư nhưng nguời ta yêu cầu là đính chính lại năm sinh của bố tôi theo hộ khẩu và giấy khai sinh của bố tôi trong giấy khai sinh cuả tôi, cần phải thay đổi năm sinh của bố tôi. Xin được giải đáp sớm.
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch thì:
"Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy khai sinh
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh"
Dựa theo quy định trên, giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân nên mọi hồ sơ, giấy tờ khác liên quan đến thông tin cá nhân phải phù hợp với thông tin trên giấy khai sinh của người đó. Vì vậy, trong trường hợp, năm sinh của cha bạn trên giấy khai sinh của ông ấy, khác với thông tin về năm sinh trên giấy khai sinh của bạn thì lúc này cần phải tiến hành thủ tục cải chính thông tin trên giấy khai sinh của bạn. Theo đó, thủ tục này được thực hiện dựa theo quy định tại ĐIều 28 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
"Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc."
Theo đó, bạn hoặc cha bạn tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trước đây đăng ký khai sinh cho bạn (trong trường hợp bạn dưới 14 tuổi), hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu bạn đủ từ 14 tuổi trở lên) nộp tờ khai theo mẫu, và xuất trình Giấy khai sinh của cha bạn để đối chứng thông tin.
Sau thời hạn 3 ngày làm việc, công chức tư pháp sẽ tiến hành thủ tục cải chính và ghi nội dung thay đổi vào Giấy khai sinh của bạn.
Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong
Hình thức tư vấn trực tiếp:
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể liên hệ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo