GIẢI QUYẾT LY HÔN VẮNG MẶT CÓ ĐƯỢC CHIA TÀI SẢN KHÔNG ?
Vợ hoặc chồng không còn muốn duy trì hôn nhân hiện có nữa có thể thực hiện thủ tục ly hôn để chấm dứt quan hệ vợ chồng. Hiện nay có 02 hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Tuy nhiên rất nhiều trường hợp sau khi hai vợ chồng thỏa thuận ly hôn hoặc một người đơn phương ly hôn thì người kia lại vắng mặt tại nơi cư trú, tại Tòa,… Vậy trường hợp giải quyết ly hôn vợ hoặc chồng vắng mặt thì bên còn lại có được chia tài sản hay không?
Để giải đáp vấn đề trên, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Giải quyết ly hôn vắng mặt có được chia tài sản không?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến các thủ tục thực hiện việc ly hôn
Xét Xử Ly Hôn Vắng Mặt Được Không ?
Trường hợp thuận tình ly hôn
Tòa án tiến hành thủ tục hòa giải. Tuy nhiên, Tòa án sẽ không thể tiến hành hòa giải nếu:
1. Vợ hoặc chồng đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Vợ hoặc chồng không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
Khi mở phiên họp giải quyết yêu cầu ly hôn, vợ hoặc chồng không yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ mà vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp.Triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Như vậy, trường hợp thuận tình ly hôn mà vắng mặt Tòa án sẽ không giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Nếu đương sự vẫn muốn giải quyết ly hôn thì phải tiến hành theo thủ tục đơn phương ly hôn.
Trường hợp đơn phương ly hôn
Khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, tòa án tiến hành hòa giải, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt trong giai đoạn này thì sẽ không tiến hành hòa giải căn cứ tại Điều 205 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trừ những trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Khi Tòa án chuẩn bị tiến hành mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án. Trong quá trình này, nếu tòa án triệu tập lần thứ 2 mà vợ hoặc chồng hoặc người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì vẫn xét xử giải quyết ly hôn vắng mặt.
Như vậy, khi vợ hoặc chồng vắng mặt vẫn giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật và trình tự, thủ tục xét xử vẫn đầy đủ. Nên khi xét xử vắng mặt vẫn được phân chia tài sản nếu có yêu cầu phân chia tài sản của đương sự.
Chia Tài Sản Khi Xét Xử Ly Hôn Vắng Mặt
Chia tài sản theo sự thỏa thuận
Nếu vợ chồng có thỏa thuận phân chia tài sản trước đó thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì được ưu tiên giải quyết trên cơ sở thỏa thuận của các bên. Pháp luật tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản của vợ chồng và cho phép vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản chung. Bên cạnh đó, luật không quy định về hình thức của thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
Vì vậy những vấn đề mà vợ chồng thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tài sản thì được Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó và ghi vào bản án. Như vậy, Khi xét xử vắng mặt mà hai bên đã có thỏa thuận phân chia tài sản hợp lệ thì vẫn được chia tài sản chung của vợ chồng.
Phân chia tài sản chung theo quy định của pháp luật
Căn cứ tại điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định khi các bên yêu cầu Tòa án giải quyết việc phân chia tài sản thì tòa án sẽ giải quyết theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố:
1. Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
2. Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
3. Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
4. Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Thứ hai, tài sản chung vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo gia trị. Bên nào nhận được tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Thứ ba, tài sản riêng của vợ chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã được nhập vào tài sản chung (việc nhập tài sản phải được lập bằng văn bản, có công chứng chứng thực). Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn tài sản riêng vào tài sản chung mà vợ chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó.
Thứ tư, trong quá trình phân chia tài sản Tòa án sẽ xem xét việc Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, khi đủ điều kiện để xét xử đơn phương ly hôn vắng mặt, tòa án sẽ phân chia tài sản chung của vợ chồng theo yêu cầu của vợ hoặc chồng theo nguyên tắc trên.
Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Đơn Phương Vắng Mặt Vợ Hoặc Chồng
Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt vợ/chồng được thực hiện theo trình tự 5 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ;
Bước 2: Nộp đơn ly hôn đơn phương vắng mặt vợ chồng;
Bước 3: Tòa án xem xét và thụ lý vụ án;
Bước 4: Hòa giải và chuẩn bị xét xử;
Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử và đưa ra bản án ly hôn.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương vắng mặt
Đương sự cần chuẩn bị bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương theo mẫu hiện hành;
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu, CCCD của vợ, chồng và giấy khai sinh của con (nếu có con chung);
- Tài liệu minh chứng phần tài sản chung của vợ chồng (nếu có).
- Các tài liệu khác liên quan đến quan hệ hôn nhân,…
Bước 2: Nộp đơn ly hôn đơn phương vắng mặt
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Đương sự nộp đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Bước 3: Tòa án xem xét và thụ lý vụ án
Sau khi nhận hồ sơ từ nguyên đơn, Tòa án tiến hành xem xét hồ sơ trong 05 ngày làm việc.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Tòa gửi thông báo đến nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí và ra quyết định thụ lý vụ án tính từ thời điểm nguyên đơn hoàn thành nghĩa vụ đóng tạm ứng án phí.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Tòa án phải ra thông báo bằng văn bản nêu rõ yêu cầu nguyên đơn bổ sung hoặc sửa đổi.
Thủ tục đơn phương ly hôn vắng mặt được thực hiện như một thủ tục vụ án dân sự, vì thế Tòa sẽ triệu tập hòa giải khi ra quyết định thụ lý vụ án.
Bước 4: Hòa giải và chuẩn bị xét xử
Căn cứ theo Điều 10 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 52 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Tòa án khuyến khích vợ chồng hòa giải khi có yêu cầu ly hôn. Tòa án sẽ tiến hành mở hòa giải ở cơ sở để các bên thỏa thuận với nhau.
Tuy nhiên, nếu bị đơn cố tình vắng mặt trong lần triệu tập hòa giải thứ hai, khi đó vụ án ly hôn được xem là hòa giải không thành công.
Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử và đưa ra bản án ly hôn
Sau khi giải quyết các vấn đề về quan hệ hôn nhân, Tòa án sẽ đưa ra quyết định/bản án sơ thẩm hợp lệ về ly hôn. Đương sự có quyền kháng cáo trong trường hợp Tòa án không chấp nhận yêu cầu ly hôn.
Kết Luận :
Việc ly hôn vắng mặt có được chia tài sản không là vấn đề rất nhiều cá nhân quan tâm. Xét xử vắng mặt là vì một trong các đương sự không có mặt tham gia phiên tòa xét xử, nhưng thủ tục xét xử vắng mặt vẫn tiến hành theo quy định của pháp luật. Nên khi xét xử ly hôn vắng mặt vẫn được phân chia tài sản khi đã có yêu cầu phân chia tài sản chung đúng với quy định của pháp luật.
Có thể thấy việc giải quyết ly hôn theo quy định của pháp luật là khá phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho người có nhu cầu. Để có thể tiến hành giải quyết ly hôn một cách nhanh chóng và thuận lợi, các bạn nên liên hệ tới các công ty luật để được tư vấn, hỗ trợ. Bởi ở các công ty luật luôn có một đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản về luật và có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy đối với các vụ; việc ly hôn, các công ty luật có thể hướng dẫn các bạn chi tiết và có thể giải đáp mọi thắc mắc, giúp các bạn tháo gỡ mọi khó khăn gặp phải.
Hiện nay, Hãng Luật Lê Phong được rất nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng trong các hoạt động pháp lý bởi uy tín, kinh nghiệm và chất lượng mà công ty cung cấp. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự chất lượng, Hãng Luật Lê Phong luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi vấn đề pháp lý mà bạn quan tâm.
Hãng Luật Lê Phong cung cấp hỗ trợ pháp lý về hôn nhân nhanh chóng với những yêu cầu sau:
1. Tư vấn về điều kiện ly hôn đơn phương;
2. Tư vấn về hồ sơ, các giấy tờ cần thiết để ly hôn đơn phương;
3. Tư vấn về án phí ly hôn đơn phương;
4. Tư vấn về quy trình, thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương;
5. Tư vấn về nơi có thẩm quyền giải quyết đối với hồ sơ ly hôn đơn phương;
6. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý khác trong việc ly hôn đơn phương;
7. Hỗ trợ giải quyết các trường hợp đối phương cố tình không ly hôn;…
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Ly hôn vắng mặt có được chia tài sản không”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến hỗ trợ pháp lý về ly hôn cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:
Thông tin liên hệ
Hình thức tư vấn trực tiếp:
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo
Câu Hỏi Thường Gặp
Án phí ly hôn ai là người phải đóng ?
Sự khác nhau về nghĩa vụ nộp tiền án phí sơ thẩm: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 147, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:
"Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm."
Như vậy, đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, còn thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.
Cần chú ý gì khi chia tài sản ly hôn đơn phương?
Vợ chồng cần xác định tài sản nào là tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Trong quá trình tranh chấp chia tài sản: Nếu một bên không có căn cứ chứng minh tài sản vợ chồng có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng
Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.