0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Kiến thức pháp luật»Luật dân sự»Ly Hôn Một Phía Mất Bao Nhiêu Tiền ?

Ly Hôn Một Phía Mất Bao Nhiêu Tiền ?

LY HÔN MỘT PHÍA MẤT BAO NHIÊU TIỀN ?

 

 

Tôi có cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc vì chồng tôi ngoại tình nên tôi quyết định đi đến con đường ly hôn, về phía chồng tôi thì ảnh không chịu ly hôn, vậy nên tôi muốn hỏi ly hôn một phía thì mất bao nhiêu tiền và thủ tục như nào vậy ạ?

Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về ““. Hãng Luật Lê Phong mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

 Điều Kiện Ly Hôn Đơn Phương?

 

Ly hôn đơn phương thường xảy ra khi hôn nhân đang ở một trong số những tình trạng được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

Một là, Kết hôn mà không có con (Mục đích của hôn nhân là duy trì nòi giống, việc kết hôn mà không có con có nghĩa là mục đích hôn nhân không đạt được do vậy tòa án sẽ chấp thuận khi ly hôn đơn phương hoặc thuận tình với lý do này);

Hai là, Tình trạng hôn nhân trầm trọng – Điều này khá khó định nghĩa thế nào là trầm trọng nhưng có thể khái quát các lý do căn bản như một trong hai bên có hành vi ngoại tình mà bên kia không thể chấp nhận hoặc tha thứ hay việc các bên đã sống ly thân một thời gian dài không có quan hệ vợ chồng;

Ba là, Đời sống chung không thể kéo dài có thể hiểu rằng việc sống chung có thể nguy hại cho một trong hai bên vợ hoặc chồng, cũng có thể nguy hại cho sự phát triển nhân cách hoặc lối sống của các con. (VD: Bạo hành gia đình; Cờ bạc; Nghiện ma túy hoặc rượu…);

 

Trình Tự, Thủ Tục Ly Hôn Đơn Phương Như Nào ?

 

Một là, Chuẩn bị và nộp hồ sơ 

Nguyên đơn có thể nộp đơn dưới ba hình thức: nộp trực tiếp, nộp qua đương bưu điện hoặc nộp trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Hai là, Tiếp nhận hồ sơ Thủ tục tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện của nguyên đơn được quy định tại Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Ba là, Thụ lý vụ án Theo Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 khi Thẩm phán ra Quyết định thụ lý vụ án, Tòa án sẽ phải thông báo ngay cho người khởi kiện để họ thực tiện thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí nếu có. Theo đó nguyên đơn phải hoàn tất việc nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 07 ngày và nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, lúc này Thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án, thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về vụ án.

Bốn là, Chuẩn bị xét xử

Thủ tục đầu tiên trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là hòa giải. Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự có thể thỏa thuận. Hòa giải có hai kết quả, nếu hòa giải thành sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi ý kiến thì Thẩm phán ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Nếu hòa giải không thành, thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Hòa giải có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn của các bên, Thẩm phán côi trọng bước này vì nếu hòa giải thành, Thẩm phán được ví như “ông tơ, bà nguyệt” se duyên lại lần nữa cho các cặp vợ chồng, gắn kết lại gia đình một nhân tố quan trọng cho sự phát triển của xã hội.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án sẽ tiến hành thu thập chứng cứ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu xét thấy cần thiết hoặc nếu có yêu cầu của đương sự.

Năm là, Xét xử

Kể từ ngày Thẩm phán ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 01 tháng Tòa án phải mở phiên tòa hoặc 02 tháng nếu có lý do chính đáng. Sau khi Tòa án mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, ra bản án nếu các bên đương sự cảm thấy không thỏa đáng thì có quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày  bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Nếu nhận thấy yêu cầu kháng cáo là hợp lý, Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ thụ lý vụ án và giải quyết vụ án. Về thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 02 tháng, trừ trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm 01 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Tuy nhiên nếu vụ án ly hôn đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án xét xử theo thủ tục rút gọn thời gian không quá 01 tháng. Đồng thời không quy định về gia hạn thời hạn xét xử. Như vậy ta thấy, xét xử theo thủ tục rút gọn tiết kiệm được thời gian của đương sự rất nhiều

 

Ly Hôn Một Phía Mất Bao Nhiêu Tiền ?

 

 

Ly hôn là việc chấm dứt mối quan hệ hôn nhân giữa nam và nữ. Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định có 02 cách để vợ chồng thực hiện việc ly hôn là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn.

- Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng cùng cảm thấy cuộc sống hôn nhân lâm vào bế tắc, không thể tiếp tục được và không đạt được mục đích kết hôn ban đầu (Điều 55)

- Đơn phương ly hôn là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên. Nếu vì nguyên nhân bạo lực gia đình hoặc do một bên vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong thời gian kết hôn thì một bên có thể xin ly hôn (Điều 56).

Khi đó, tùy vào từng yêu cầu là đơn phương hay thuận tình mà cách tính án phí sẽ được áp dụng khác nhau.

Bởi thuận tình ly hôn về bản chất là sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng. Do đó, trong các vụ ly hôn thuận tình, thông thường hai vợ chồng chỉ yêu cầu Tòa án công nhận việc chấm dứt  hôn nhân và sẽ tự thỏa thuận với nhau các vấn đề khác.

Ngược lại, trong vụ án đơn phương, vì đây là yêu cầu của một bên, không được bên kia đồng ý nên ngoài vấn đề về quan hệ hôn nhân thì quan hệ tài sản, con chung, nợ chung … cũng phải do Tòa án giải quyết

Theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 về án phí và lệ phí Tòa án, án phí trong các vụ án hôn nhân và gia đình được chia thành có giá ngạch và không có giá ngạch, cụ thể

Ly hôn không có giá ngạch:  300.000

Ly hôn có giá ngạch :

Từ 06 triệu đồng trở xuống : 300.000 đồng

Từ trên 06 triệu đồng – 400 triệu đồng : 5% giá trị tài sản

Từ trên 400 triệu đồng – 800 triệu đồng: 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản vượt quá 400 triệu đồng

Từ trên 800 triệu đồng - 02 tỷ  đồng: 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản vượt 800 triệu đồng

Từ trên 02 tỷ đồng – 04 tỷ đồng: 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản vượt 02 tỷ đồng

Từ trên 04 tỷ đồng: 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.

 

Như vậy ta thấy thủ tục ly hôn khá phức tạp, tốn nhiều thời gian của hai bên đương sự. Mặc dù pháp luật về tố tụng dân sự có quy định về thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương nhưng trên thực tế thời gian để giải quyết xong một vụ án ly hôn có thể kéo dài hàng năm, hoặc 2,3 năm nếu như vụ án phức tạp, có nhiều yếu tố cần xác minh, hay do sự phối hợp của các bên đương sự trong quá trình giải quyết vụ án,…

 

Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn thêm về vấn đề pháp luật hãy liên hệ chúng tôi nhé

Thông tin liên hệ

Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong

Hình thức tư vấn trực tiếp:

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể liên hệ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Câu hỏi thường gặp

Có được ly hôn đơn phương vắng mặt không?

Bởi ly hôn không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng nhưng theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu vợ hoặc chồng vắng mặt, Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn trong ba trường hợp:

- Người vắng mặt có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.

- Có người đại diện tham gia phiên tòa.

- Vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Trong đó, nếu người bị ly hôn vắng mặt lần đầu thì Tòa án sẽ hoãn nhưng nếu vắng mặt đến lần thứ hai thì Tòa án sẽ xét xử vắng mặt. Nếu người yêu cầu ly hôn vắng mặt sau hai lần triệu tập thì sẽ bị coi là từ bỏ yêu cầu ly hôn và Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu này.

 

Ly hôn đơn phương, ai được quyền nuôi con?

Không giống với ly hôn thuận tình là vợ chồng thoả thuận được về việc ai nuôi con, ai chăm sóc con và ai phải cấp dưỡng cho con, thủ tục ly hôn đơn phương thường có tranh chấp giữa cha mẹ về việc giành quyền nuôi con.

Theo đó, khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định, nếu cha mẹ không thoả thuận được con sẽ ở với ai khi ly hôn thì Toà án sẽ quyết định căn cứ vào:

- Quyền lợi mọi mặt của con để quyết định.

- Có tham khảo ý kiến, nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

- Giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.

Như vậy, tuỳ vào từng trường hợp, điều kiện, hoàn cảnh của cha mẹ để Toà án quyết định sẽ giao con cho ai được nuôi dưỡng. Người không nuôi dưỡng sẽ được quyền thăm nom, chăm sóc và cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và hình thức, tần suất cấp dưỡng sẽ do cha mẹ thoả thuận.

 

 

Icon contact 2