0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Kiến thức pháp luật»Luật dân sự»Thủ Tục Thay Đổi Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh

Thủ Tục Thay Đổi Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh

 

THỦ TỤC THAY ĐỔI TÊN CHA TRONG GIẤY KHAI SINH

 

Xin chào Hãng Luật Lê Phong, tôi đã từng đỗ vỡ trong hôn nhân. Trước đó, tôi và chồng cũ đã có một đứa con chung (giờ cháu đã 10 tuổi), khi làm giấy khai sinh của con tôi phần cha đẻ tôi để tên của chồng cũ. Hiện nay, tôi chuẩn bị lấy chồng mới, gia đình tôi cũng rất ủng hộ về điều này. Tuy nhiên lúc trước tôi để họ con là con của cha trước của cháu, nhưng nay tôi muốn đổi họ tên cha thành cha dượng của cháu được không ạ? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Xin chân thành cám ơn!

Xin chào bạn, lời đầu tiên cho Hãng Luật Lê Phong gửi lời cám ơn vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với thắc mắc của bạn, Luật sư xin được đưa ra quan điểm về vấn đề này dưới bài viết sau.

 

Điều Kiện Để Được Thay Đổi Họ Tên Trong Giấy Khai Sinh

 

Điều kiện thay đổi họ

Điều 27 Bộ luật Dân sự ghi nhận 08 trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, gồm:

·  Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

·  Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

·  Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

·  Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

·  Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

·  Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

·  Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

·  Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Điều kiện thay đổi tên

Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 khẳng định cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong 07 trường hợp sau đây:

·  Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

·  Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

·  Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

·  Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

·  Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;

·  Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;

·  Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

 

Có Thể Thay Đổi Họ Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh Được Không?

 

Căn cứ theo quy định Điều 26 Luật hộ tịch 2014 thì phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Với trường hợp của bạn, bạn yêu cầu đổi họ tên cha đẻ trong giấy khai sinh của con thành tên người chồng mới là không phù hợp với quy định pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu không nhận quan hệ cha con của con bạn và cha đẻ của con bạn. 

Cá nhân người mẹ không thể tự ý yêu cầu thay đổi họ tên cha đẻ trên giấy khai sinh của con vì phạm vi thay đổi họ tên chỉ được quy định tại Điều luật trên. Và điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cũng như những nghĩa vụ, trách nhiệm mà pháp luật quy định cho cha con họ. 

Như vậy, không thể yêu cầu thay đổi tên cha đẻ trong giấy khai sinh được.

Tuy nhiên, nếu muốn thay đổi tên cha trong giấy khai sinh thì người vợ có thể yêu cầu người chồng hiện tại của mình nhận bé làm con nuôi. Sau khi được làm con nuôi, quyền và nghĩa vụ giữa cha và con sẽ được xác định mà không phân biệt là con nuôi hay con ruột và con riêng của bạn sẽ cháu có thể hưởng đầy đủ chế độ, tiêu chuẩn của pháp luật Luật nuôi con nuôi quy định đối với thân nhân của chồng bạn. 

 

Thủ Tục Nhận Nuôi Con Nuôi Thế Nào?

 

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Với người nhận con nuôi, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ gồm các giấy tờ:

·  Đơn xin nhận con nuôi;

·  Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);

·  Phiếu lý lịch tư pháp;

·  Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

·  Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

·  Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

Giấy tờ của người được nhận nuôi

·  Giấy khai sinh;

·  Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

·  Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

·  Các giấy tờ khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và của con nuôi tại cơ quan có thẩm quyền nêu trên (theo từng trường hợp cụ thể). Thời hạn giải quyết là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lý.

Sau khi UBND nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ; Nếu một trong hai người chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người còn lại; Nếu cả hai người cùng chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người giám hộ…

Lưu ý: Việc lấy ý kiến này phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

Bước 3: Trao giấy chứng nhận nuôi con nuôi

Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định thì UBND xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.

Thời gian thực hiện thủ tục này là 20 ngày kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người phải lấy ý kiến đã nêu ở trên.

Nếu UBND xã từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày.

Khuyến Nghị

Hãng Luật Lê Phong là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề sửa giấy khai sinh gốc ở đâu chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi tên giấy khai sinh. Hãng Luật Lê Phong  luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Hãng Luật Lê Phong sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Thủ Tục Thay Đổi Tên Cha Trong Giấy Khai Sinh

sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0979 629 640 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

 

Câu Hỏi Thường Gặp

Hồ sơ thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh?

– Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch theo mẫu kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP;
– Giấy khai sinh (Bản sao y có chứng thực hoặc bản sao do UBND cấp);
– CMND/CCCD (nếu có) (sao y có chứng thực);
– Giấy tờ khác (nếu cần).

Chi phí thay đổi tên trong giấy khai sinh?

Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. 
Tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương mà mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.

 

 

Icon contact 2