ĐỔI HỌ TÊN CHA MẸ TRONG GIẤY KHAI SINH SAU KHI LY HÔN ?
“ Thân chào Hãng Luật Lê Phong, tôi có vấn đề cần được Hãng Luật giải đáp. Tôi mới vừa hoàn thành thủ kết hôn với chồng hiện tại, tôi có một con riêng với chồng cũ là bé gái 7 tuổi. Hiện tôi và chồng hiện tại muốn thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh của con riêng của tôi vì tránh những vấn đề bất cập về sau. Nên tôi muốn biết có thể đổi họ tên cha mẹ trong giấy khai sinh sau khi ly hôn không ?”
Mời quý bạn độc giả hãy cùng hãng luật lê phong tìm hiểu thông qua bài viết: “Đổi họ tên cha mẹ trong giấy khai sinh sau khi ly hôn được không ?”. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Có Được Đổi Tên Cha Mẹ Trong Giấy Khai Sinh Của Con Không?
Theo khoản 1, Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình quy định như sau:
“1. Cá nhân có quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha, mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia đình.
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.”
Bên cạnh đó, Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Xác định cha, mẹ quy định như sau:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”
Đối chiếu quy định nêu trên, hiện nay, chồng cũ của bạn đang được xác định là cha của đứa trẻ, việc bạn muốn bỏ tên chồng cũ trên giấy khai sinh của con bạn để xóa bỏ tư cách người cha của con bạn thì phải có chứng cứ chứng minh và phải được Tòa án xác định. Trường hợp không thể chứng minh được mà bạn vẫn kiên quyết muốn bỏ tên cha ra khỏi giấy khai sinh của con bạn là đang xâm phạm nghiêm trọng đến quyền nhân thân trong gia đình – quyền xác định cha, mẹ của cháu. Con của bạn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (hay quan hệ hôn nhân hợp pháp lần thứ nhất) giữa bạn và người chồng thứ nhất là con chung của hai người. Quan hệ giữa người chồng thứ nhất và con của bạn là quan hệ giữa cha đẻ - con đẻ và được pháp luật công nhận, bảo hộ.
Bên cạnh đó, bạn có thể làm thủ tục nhận con nuôi cho chồng hiện tại và con gái của bạn.
Những Đối tượng Nào Được nhận làm con nuôi?
· Trẻ em dưới 16 tuổi
· Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
· Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
· Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
Lưu ý: Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
Cơ sở pháp lý: Căn cứ tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010.
Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi
· Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
· Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
· Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
· Có tư cách đạo đức tốt.
· Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện:
· Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
· Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
· Không thuộc các trường hợp không được nhận con nuôi.
Thủ tục nhận con nuôi
Hồ sơ của người nhận con nuôi
· Đơn xin nhận con nuôi;
· Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
· Phiếu lý lịch tư pháp;
· Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
· Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp
Hồ sơ của người được nhận nuôi trong nước
· Giấy khai sinh;
· Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
· Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
· Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;
Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;
Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;
Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;
· Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.
Trình tự thực hiện đăng ký nhận con nuôi
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký nhận con nuôi
Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
Thời hạn giải quyết việc nhận con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan
· UBND cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ;
· Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lập ý kiến của những người liên quan tại mục 4 bài viết này.
· Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận nhận nuôi con nuôi
· UBND xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi.
· UBND trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi;
Ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người tại mục 4 bài viết này.
· Trường hợp UBND cấp xã từ chối đăng ký, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại mục 4, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do.
· Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Ngoài ra, Điều 23 Luật nuôi con nuôi 2010 cũng quy định, 06 tháng/lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.
UBND cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi.
Khuyến Nghị
Như đã phân tích ở trên, việc vấn đề pháp lý liên quan đến việc đổi họ tên của cha mẹ trong giấy khai sinh sau khi ly hôn không chỉ liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của cha mẹ, mà còn đến quyền lợi của trẻ em. Quan điểm quan trọng nhất cần ghi nhớ là quyền lợi của trẻ em luôn được ưu tiên hàng đầu. Mọi quyết định liên quan đến việc thay đổi trong giấy khai sinh nên được đưa ra với sự quan tâm đặc biệt đối với sự an toàn và hạnh phúc về lâu dài của trẻ em.
Có thể thấy việc thay đổi tên trong giấy khai sinh cũng như thủ tục nhận con nuôi theo quy định của pháp luật là khá phức tạp trên thực tế, gây rất nhiều khó khăn cho người có nhu cầu. Để có thể tiến hành các công việc một cách nhanh chóng và thuận lợi, các bạn nên liên hệ tới các công ty luật để được tư vấn, hỗ trợ. Bởi ở các công ty luật luôn có một đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản về luật và có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy đối với những thủ tục như thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, nhận con nuôi công ty luật có thể hướng dẫn các bạn chi tiết và có thể giải đáp mọi thắc mắc, giúp các bạn tháo gỡ mọi khó khăn gặp phải.
Hiện nay, Hãng Luật Lê Phong được rất nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng trong các hoạt động pháp lý bởi uy tín, kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự chất lượng, Hãng Luật Lê Phong luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi vấn đề pháp lý mà bạn quan tâm.
Trên đây là nội dung bài viết có tiêu đề “Đổi họ tên cha mẹ trong giấy khai sinh sau khi ly hôn ?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Hãng Luật Lê Phong với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp sự hỗ trợ pháp lý được nêu ở dưới đây. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0979 629 640.
Hãng Luật Lê Phong cung cấp hỗ trợ pháp lý đổi tên nhanh chóng với những yêu cầu sau:
1. Hỗ trợ pháp lý thay đổi hộ tịch
2. Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh
3. Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho con
4. Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho người chuyển giới
Thông tin liên hệ
Liên hệ để được tư vấn Hãng Luật Lê Phong
Hình thức tư vấn trực tiếp:
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo
Câu Hỏi Thường Gặp
Đổi họ của con sang họ của chồng mới?
· Nếu con bạn từ 09 tuổi trở nên và dưới 18 tuổi: Thì cần có sự đồng ý của chồng mới của bạn và con bạn về việc thay họ của con.
· Nếu con bạn dưới 09 tuổi: Cần sự đồng ý của chồng mới của bạn.
Các trường hợp được thay đổi họ ?
· Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
· Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
· Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;