- BÁN HÀNG QUA HỘI NHÓM FACEBOOK, ZALO CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ?
- Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Bán hàng qua hội nhóm Facebook, Zalo có phải đóng thuế?”. Hy vong bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến vấn đề đóng thuế đối với cá nhân bán hàng qua hội nhóm Facebook, Zalo.
BÁN HÀNG QUA HỘI NHÓM FACEBOOK, ZALO CÓ PHẢI ĐÓNG THUẾ?
Tôi kinh doanh online từ năm 2021, không mở shop qua các sàn thương mại điện tử mà chỉ bán qua các nhóm Facebook, Zalo, sau đó ship COD giao hàng cho khách.Trước đây, doanh thu của tôi là khoảng 2.5 tỷ đồng/năm, nhưng hơn một năm đổ lại thì gần 1.5 tỷ đồng/năm, nếu trừ đi các chi phí và giá gốc thì thu nhập một năm của tôi cũng không được bao nhiêu. Tôi có nghe nói Nhà nước sẽ truy thu thuế. Vậy tôi muốn được Hãng Luật Lê Phong tư vấn cho tôi trong trường hợp của tôi, cơ quan thuế sẽ tính thuế thế nào, mức % bao nhiêu? Xử phạt về vi phạm về thuế như thế nào?
Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Bán hàng qua hội nhóm Facebook, Zalo có phải đóng thuế?”. Hy vong bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến vấn đề đóng thuế đối với cá nhân bán hàng qua hội nhóm Facebook, Zalo.
Vậy Cá Nhân Kinh Doanh Online Có Phải Đóng Thuế Không?
Tại quy định của Khoản 2,3 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì:
“2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.
3. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN được xác định cho một (01) người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.”
Như vậy, cá nhân hoạt động kinh doanh bán hàng online là đối tượng phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định. Tuy nhiên không phải cá nhân kinh doanh online nào cũng phải nộp thuế, theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì chỉ những cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch mới thuộc trường hợp phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN theo quy định của pháp luật về thuế.
Ngoài ra, người bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch còn phải nộp lệ phí môn bài theo quy định tại Thông tư 302/2016/TT-BTC.
Cách Tính Phí, Lệ Phí Như Thế Nào Cho Đúng?
(1) Lệ phí môn bài
Mức lệ phí môn bài đối với cá nhân hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC như sau:
“a) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm;
b) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 (năm trăm nghìn) đồng/năm;
c) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 (ba trăm nghìn) đồng/năm.”
Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh bán hàng online là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh.
(2) Thuế GTGT và thuế TNCN
Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh bán hàng online có doanh thu trên 100 triệu đồng trong năm dương lịch có thể lựa 01 trong 03 phương pháp: phương pháp kê khai, phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh, phương pháp khoán, để khai, tính thuế và nộp đúng số thuế theo quy định của Thông tư 40/2021/TT-BTC.
“Số thuế phải nộp của cá nhân, hộ gia định bán hàng online được xác định dựa trên công thức sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế GTGT và thuế TNCN đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.”
Vậy Cơ Quan Thuế Sẽ Truy Thu Như Thế Nào?
Nếu chị chưa từng nộp thuế trong 05 năm qua, cơ quan thuế có thể kiểm tra và truy thu bằng các cách sau:
Thứ nhất, kiểm tra tài khoản ngân hàng: Khi thấy có nhiều giao dịch chuyển khoản từ khách hàng, cơ quan thuế có thể yêu cầu chị giải trình về nguồn thu.
Thứ hai, kiểm tra dữ liệu từ đơn vị vận chuyển COD: Các công ty giao hàng có thể cung cấp thông tin về số lượng đơn hàng và doanh thu thực tế.
Thứ ba, đối chiếu với các nguồn dữ liệu khác: Ví dụ như báo cáo từ khách hàng, đối tác hay các hoạt động quảng cáo trực tuyến..
Nếu bị truy thu, chị có thể phải nộp:
Căn cứ theo khoản 2, Điều 59, Luật quản lý thuế năm 2019 quy định mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
“Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp; Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.” |
Xử Phạt Phạt Vi Phạm Về Thuế?
Theo Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nếu chị không kê khai thuế đúng thời hạn, chị sẽ bị xử phạt vì vi phạm về thời gian nộp thuế. Tuy nhiên, nếu chị tự nguyện kê khai và nộp thuế, cơ quan thuế có thể xem xét giảm nhẹ hoặc miễn một phần tiền phạt. Ngược lại, nếu bị phát hiện trước khi chị tự kê khai, mức phạt có thể cao hơn.
“Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.”
Xử lý đối với hành vi trốn thuế
Theo quy định tại Điều 17 Xử phạt hành vi trốn thuế tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, các mức phạt được tổng hợp theo bảng sau:
STT |
Loại tiền phạt và mức phạt |
Hành vi |
1 |
Phạt tiền từ 1 lần số tiền thuế trốn |
Chi tiết các hành vi theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020 NĐ-CP và có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên |
2 |
Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn |
Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ |
3 |
Phạt tiền 2 lần số thuế trốn |
Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng |
4 |
Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn |
Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng |
5 |
Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn |
Người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên |
Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trốn thuế đối với HKD, CNKD:
“a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này. Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.” |
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 và khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội trốn thuế phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
*Lưu ý: Theo khoản 5, Điều 5, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: “Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.”
Thông tin liên hệ
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: : 0979 629 640 – 0915 438 323
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo