ĐỔI TÊN TRÊN GIẤY KHAI SINH CHO TRẺ EM
Mỗi cá nhân đều có quyền được lựa chọn và sử dụng tên gọi riêng, phù hợp với bản sắc và ước muốn của mình. Đối với trẻ em, việc đổi tên trên giấy khai sinh là một quyền cơ bản nhằm đảm bảo sự phát triển và thể hiện nhân cách tốt nhất của các em sau này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình, thủ tục và các lưu ý quan trọng khi thực hiện thay đổi tên trên giấy khai sinh cho trẻ em. Từ đó, cha mẹ và gia đình có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi của trẻ và thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo tên gọi của con em mình phù hợp và được pháp luật công nhận.
Thủ Tục Đổi Tên Trong Giấy Khai Sinh Cho Con Làm Như Thế Nào?
Về thủ tục và các loại giấy tờ cần chuẩn bị:
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP:
- Tờ khai xin thay đổi tên (theo mẫu quy định)
- Bản chính giấy khai sinh của bạn.
- Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó (vd: Giấy khai sinh của người thân bị trùng tên).
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
- Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.
UBND huyện là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thay đổi tên khai sinh của bạn.
Thời hạn giải quyết là 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Về Quy Định Pháp Luật Về Quyền Thay Đổi Họ Tên
- Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi họ, tên thì:
"1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó."
Do đó, khi tên bạn bị trùng với người thân trong gia đình, mà gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền lợi ích hợp pháp của bạn trong trường hợp của bạn là bị chủ nợ nhầm lẫn gây phiền hà và ảnh hưởng đến danh dự, quyền lợi ích hợp pháp của bạn. Nên bạn có quyền thay đổi họ tên của mình.
Trường hợp muốn đổi họ con riêng của vợ sang họ cha dượng có thể thực hiện như sau: Cha dượng làm thủ tục nhận con riêng của vợ làm con nuôi, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi họ cho trẻ.
Theo Điều 9 của Luật nuôi con nuôi , được quy định cụ thể tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ, thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước thuộc UBND cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi, thì UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
Theo khoản 1, Điều 21 Luật nuôi con nuôi 2010, việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Theo điểm b, khoản 1 và khoản 2, Điều 27 và khoản 2, Điều 24 Luật Nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.
Điều 37 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định, UBND cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người dưới 14 tuổi.
UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ tên cho người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Thủ Tục Đăng Ký Nuôi Con Nuôi
Thủ tục đăng ký việc thay đổi họ, tên được quy định tại Điều 38 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã được sửa đổi theo khoản 10, Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CPnhư sau:
Người yêu cầu thay đổi họ, tên phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi.
Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi họ, tên có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào Sổ đã đăng ký khai sinh trước đây và Quyết định về việc thay đổi họ, tên. Chủ tịch UBND cấp xã hoặc Chủ tịch UBND cấp huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính Quyết định về việc thay đổi họ, tên. Bản sao Quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự. Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
Nội dung và căn cứ thay đổi họ, tên phải được ghi chú vào cột ghi những thay đổi sau này của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính Giấy khai sinh.
Sau khi việc thay đổi họ, tên đã được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh, thì bản sao Giấy khai sinh từ Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi theo nội dung đã thay đổi.
Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cha dượng cư trú. Sau khi đăng ký nuôi con nuôi đối với con riêng của vợ, cha dượng có thể yêu cầu UBND cấp xã ra Quyết định về việc thay đổi họ cho trẻ (đã được đăng ký khai sinh theo họ mẹ đẻ) sang họ của cha dượng.
Khuyến Nghị
Hãng Luật Lê Phong là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề sửa giấy khai sinh gốc ở đâu chúng tôi cung cấp hỗ trợ pháp lý đổi tên giấy khai sinh. Hãng Luật Lê Phong luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông Tin Liên Hệ
Hãng Luật Lê Phong sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Đổi Tên Trên Giấy Khai Sinh Cho Trẻ Em hoặc các vấn đề khác liên quan đến pháp lý. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0979 629 640 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Những điều cần lưu ý khi thay đổi tên trong giấy khai sinh cho bé?
– Nếu thay đổi tên cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó bằng văn bản. Văn bản này sẽ được nộp kèm trong bộ hồ sơ.
– Chọn lựa tên mới phải tuân thủ quy định về cách đặt tên theo Bộ Luật dân sự 2015. Theo đó “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.”
– Sau khi được chấp nhận đổi tên mới thì nên làm thủ tục cải chính thông tin để tránh những phiền phức có thể xảy ra khi tên của con bạn không được nhất quán.
Thay đổi tên trong giấy khai sinh thì đến cơ quan có thẩm quyền nào?
– UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014);
– UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).