Trách Nhiệm Của Chủ Vật Nuôi Khi Thả Rông Trâu Bò Gây Tai Nạn Giao Thông
Chào Luật sư, ở nơi tôi ở hiện nay vẫn còn tình trạng thả rông gia súc, vật nuôi ra đường, gây cản trở giao thông, thậm chí gây tai nạn. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp tai nạn xảy ra do động vật cản đường, vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Hành vi này bị xử phạt như thế nào, và mức phạt cụ thể là bao nhiêu? Mong Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn!
Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Trách Nhiệm Của Chủ Vật Nuôi Khi Thả Rông Trâu Bò Gây Tai Nạn Giao Thông” Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến hôn nhân và gia đình.
Ai Là Người Chịu Trách Nhiệm Khi Gia Súc, Vật Nuôi Thả Rông Gây Tai Nạn Giao Thông?
Theo quy định tại Điều 32 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định về việc dẫn dắt vật nuôi trên đường bộ như sau:
“Điều 32. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ
1. Người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi trên đường bộ phải cho vật nuôi đi sát mép đường bên phải; trường hợp cần cho vật nuôi đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn; không được gây cản trở cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác.
2. Không được điều khiển, dẫn dắt vật nuôi, điều khiển xe vật nuôi kéo đi vào làn đường dành cho xe cơ giới.
3. Không được thả vật nuôi trên đường bộ.”
Ngoài ra, hành vi thả rông gia súc gây tai nạn được quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 về các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Như vậy, có 4 trường hợp phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra. Tùy từng tình huống cụ thể, người phải chịu trách nhiệm bồi thường có thể là một trong ba nhóm đối tượng sau: chủ sở hữu súc vật, người đang chiếm hữu hoặc sử dụng súc vật, hoặc người thứ ba có lỗi hoàn toàn gây ra thiệt hại thông qua hành vi của mình.
Mức Xử Phạt Hành Chính Và Mức Truy Cứu Hình Sự Trong Trường Hợp Tai Nạn Do Súc Vật Gây Ra?
Khi xảy ra tai nạn do súc vật gây ra, tùy vào tính chất và mức độ hậu quả, người chịu trách nhiệm có thể bị xử phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại dân sự.
Thứ nhất, Xử phạt vi phạm hành chính:
Theo Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển, dẫn dắt súc vật hoặc điều khiển xe do súc vật kéo mà vi phạm quy tắc giao thông đường bộ có thể bị phạt từ 60.000 đồng đến 600.000 đồng, tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
- Điểm b, khoản 1: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
- Điểm c, khoản 2: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác, trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Nếu hành vi của chủ sở hữu hoặc người quản lý súc vật gây hậu quả nghiêm trọng như làm chết người, có thể bị truy cứu theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) – Tội vô ý làm chết người:
- Có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
- Trường hợp làm chết 02 người trở lên, mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
Thứ ba, Bồi thường thiệt hại dân sự:
Trường hợp tai nạn gây thiệt hại đến tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự hoặc nhân phẩm của người khác, người có trách nhiệm sẽ phải bồi thường theo quy định từ Điều 589 đến Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, tai nạn do súc vật gây ra không chỉ đơn thuần là hành vi vi phạm hành chính, mà trong những trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng như thiệt hại về người hoặc tài sản, người có trách nhiệm quản lý súc vật có thể phải bồi thường dân sự và thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, việc kiểm soát, quản lý súc vật chặt chẽ là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng và tránh những hậu quả pháp lý đáng tiếc.
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Trách Nhiệm Của Chủ Vật Nuôi Khi Thả Rông Trâu Bò Gây Tai Nạn Giao Thông” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:
Thông tin liên hệ
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: Số 10 Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo