THỦ TỤC ĐỔI TÊN TRÊN GIẤY KHAI SINH CHO NGƯỜI LỚN TRÊN 18 TUỔI?
Tư vấn quyền thay đổi tên đệm theo pháp luật ? Người chưa chuyển đổi giới tính có được đổi tên không ? Tư vấn thủ tục đổi tên khai sinh ? và các vướng mắc khác của người dân liên quan đến việc cải chính hộ tịch (Họ, tên...) sẽ được Hãng Luật Lê Phong tư vấn cụ thể:
1. Thủ tục đổi tên trên giấy khai sinh cho người lớn?
Kính gửi Hãng Luật Lê Phong. Tôi hiện nay 28 tuổi, tôi có một số vấn đề về việc đổi tên, mong muốn được sự tư vấn của quý công ty. Tên của tôi không đẹp, gây mặc cảm tự ti, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến học tập và công việc. Đồng thời, tên của tôi trùng với tên thường gọi của vợ sau của ông nội tôi (nay bà đã mất).
Qua tìm hiểu về thủ tục đổi tên trên giấy khai sinh. Tôi đã nắm được các bước tiến hành. Vậy mong luật sư tư vấn cho tôi hai điều sau:
Thứ nhất, lý do của tôi có được xem là lý do chính đáng để đổi tên không? (Vì chỉ trùng với tên thường gọi của người thân).
Thứ hai, các loại giấy tờ cụ thể trong trường hợp của tôi (Tên trùng với tên thường gọi của người trong họ đã mất) cần chuẩn bị là những giấy tờ nào?
Rất mong sớm nhận được phản hồi và sự tư vấn cụ thể từ quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền thay đổi họ, tên như sau:
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người đượcxác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ."
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu đổi tên nếu tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Về thủ tục và các loại giấy tờ cần chuẩn bị:
Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 123/2015/NĐ-CP:
- Tờ khai xin thay đổi tên (theo mẫu quy định)
- Bản chính giấy khai sinh của bạn.
- Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó (vd: Giấy khai sinh của người thân bị trùng tên).
Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
- Xuất trình bản chính chứng minh nhân dân.
UBND huyện là cơ quan có thẩm quyền thực hiện thay đổi tên khai sinh của bạn.
Thời hạn giải quyết là 5 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Quyền thay đổi tên đệm theo pháp luật?
Thưa luật sư! Tôi có một thắc mắc về việc tôi muốn đổi lại tên cho chính mình. Với lý do là tên lót " Ngọc" của tôi trùng với tên Bà Cố của Cha tôi. Với lý do đó tôi có được quyền đổi tên không ạ. Tôi năm nay 22 tuổi, do việc này chỉ mới được Cô ruột của Cha tôi nói nên đến bây giờ tôi mới cần phải đổi tên ạ ?
Tôi rất mong nhận được câu trả lời. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
- Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền thay đổi họ, tên thì:
"1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó."
Do đó khi tên bạn trùng với tên của người khác trong gia đình mà gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của bạn thì bạn có quyền thay đổi họ tên của mình.
- Thủ tục đổi tên (cải chính hộ tịch) được quy định tại Điều 26, 27, 28 Luật hộ tịch số 60/2014/QH13 của Quốc hội như sau:
"Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Điều 27. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch."
3. Người chưa chuyển đổi giới tính có được đổi tên không?
Thưa luật sư, xin hỏi: Em năm nay 23 tuổi, chưa qua sử dụng hoocmon hay phẫu thuật chuyển đổi giới tính, nhưng em rất ngại khi đi làm hoặc giao tiếp với người khác bằng tên thật của mình, cũng như về ngoại hình khác so với cái tên. Như vậy em có thể đổi tên trong giấy khai sinh như mình mong muốn không ạ ?
Rất mong được nhận câu trả lời từ phía công ty. Chúc công ty làm ăn phát tài.
Trả lời
Căn cứ theo quy định tại điều 28 Bộ luật dân sự 2015 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên trong trường hợp người có tên yêu cầu được thay đổi vì việc sử dụng tên bị trùng với các thành viên khác trong gia đình, gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng; việc thay đổi tên cũng được thực hiện nếu cha nuôi, mẹ nuôi có yêu cầu thay đổi tên cho con sau khi nhận nuôi hoặc cá nhân sau khi thôi làm con nuôi và muốn đổi lại tên theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc thay đổi tên cho người sau khi xác định lại giới tính... Cụ thể:
Điều 28. Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Đối với trường hợp của bạn thì do bạn chưa xác định lại giới tính hoặc chưa chuyển đổi giới tính, cho nên việc bạn muốn đổi tên để phù hợp với giới tính là chưa đủ cơ sở. Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được tên của bạn có gây khó khăn trong giao tiếp mà có cơ sở chứng minh thì bạn có thể yêu cầu Cơ quan tư pháp xã, phường nơi bạn cư trú để được hỗ trợ về việc thay đổi tên.
4. Hướng dẫn thủ tục đổi tên khai sinh?
Thưa luật sư, em muốn đổi tên trong giấy khai sinh thì thủ tục như thế nào ạ? Tên khai sinh của em khó đọc và khi đi làm hay nhầm lẫn, rất bất tiện.
Vậy trường hợp của em có đổi được không ạ?
Trả lời:
Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ tên đựa theo Điều 26 Bộ luật dân sự 2015:
"Điều 26. Quyền thay đổi họ, tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ."
Khoản 1 điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định phạm vi thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch như sau:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch
Bạn có quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh khi thuộc các trường hợp nêu trên. Cơ quan có thẩm quyền thay đổi tên trong giấy khai sinh là: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây (nếu bạn dưới 14 tuổi) hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện mà trong địa hạt của huyện đó bạn đã đăng ký khai sinh trước đây (nếu bạn từ đủ 14 tuổi trở lên).
5. Tư vấn cách thay đổi tên đệm khai sinh?
Thưa luật sư! Tôi có một vấn đề mong được công ty giải đáp thắc mắc cho tôi như sau: Chồng tôi tên khai sinh là : Đ Sĩ N. Sinh ngày 1/1/1983 . Được đăng ký khai sinh vào ngày 10/2/1982 tại UBND Thị Trấn Yên Viên Gia Lâm Hà Nội Do lạc hậu và thiếu hiểu biết nên khi bố mẹ - chồng tôi đi làm thủ tục nhập tên chồng tôi vào sổ hộ khẩu đã không kiểm tra và không thắc mắc và để xảy ra 1 việc là cán bộ hộ tịch nhập tên chồng tôi thành : Đ Sỹ N trên sổ hộ khẩu Và cho đến nay toàn bộ giấy tờ của chồng tôi bao gồm:
- CMND
- Tất cả các văn bằng
- Giấy ĐK kết hôn
- Giấy khai sinh của 2 con tôi
- Giấy CN quyền sử dụng đất
- Hợp đồng lao động với công ty nơi chồng tôi công tác
- Sổ bảo hiểm XH.... Tất cả đều mang tên là : Đ Sỹ N Nay tôi xin được hỏi chồng tôi muốn thay đổi tên đệm" Sĩ " thành" Sỹ " thì có được hay không? Xin được tư vấn! Tôi xin cảm ơn quý công ty !
Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 về quyền thay đổi họ, tên thì:
"1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;...
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ."
Như vậy, chồng bạn có quyền thay đổi tên trong các trường hợp đã quy định ở trên.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật h quy định:
"Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch...
...2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch."
Thì bây giờ chồng bạn không phải xin đăng kí lại khai sinh mà cần làm thủ tục để thay đổi, cải chính hộ tịch. Vậy chồng bạn có thể thay đổi tên đệm từ "Sĩ" sang "Sỹ" được. Thủ tục cải chính hộ tịch được quy định tại Điều 13 Nghị định này:
" Điều 13. Ghi vào Sổ hộ tịch nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Ngay sau khi nhận được thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch, công chức làm công tác hộ tịch căn cứ bản sao trích lục ghi đầy đủ nội dung thay đổi, cải chính vào Sổ hộ tịch, bao gồm: Số, ngày, tháng, năm; tên cơ quan cấp; họ, tên người ký trích lục hộ tịch; báo cáo Thủ trưởng cơ quan đăng ký hộ tịch ký, đóng dấu xác nhận.
Trường hợp Sổ hộ tịch đã được chứng thực chuyển lưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định này thì công chức làm công tác hộ tịch phải báo cáo bằng văn bản kèm bản chụp trích lục hộ tịch cho cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên để ghi tiếp nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng. Cơ quan tiếp nhận bản sao Sổ hộ tịch có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính vào bản sao Sổ hộ tịch tương ứng; Thủ trưởng cơ quan ký, đóng dấu xác nhận về nội dung đã ghi.
2. Thủ trưởng cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch nhận được văn bản thông báo mà không thực hiện ghi vào Sổ hộ tịch hoặc có trách nhiệm thông báo mà không thực hiện thông báo và gửi bản sao trích lục hộ tịch theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 của Luật Hộ tịch phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin hộ tịch sai lệch theo quy định của pháp luật."
Theo đó khi chồng bạn làm đơn xin thay đổi, cải chính hộ tịch thì sẽ phải chờ cơ quan quản lý hộ tịch làm thủ tục rồi thông báo lại mới có thể đổi tên đệm được.
Thông tin liên hệ
Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong
Hình thức tư vấn trực tiếp:
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.