0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Kiến thức pháp luật»Luật dân sự»Thay Đổi Giấy Tờ Cho Người Chuyển Giới Thực Hiện Như Thế Nào?

Thay Đổi Giấy Tờ Cho Người Chuyển Giới Thực Hiện Như Thế Nào?

 

THAY ĐỔI GIẤY TỜ CHO NGƯỜI CHUYỂN GIỚI THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 

Sau khi chuyển đổi giới tính thì người chuyển giới phải thực hiện thay đổi giấy tờ nhân thân nào, việc thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới được thực hiện ra sao theo quy định pháp luật?

 

Theo Luật sư Nguyễn Đoàn Hồng Vân, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, theo Điều 37, Bộ luật Dân sự hiện hành, chuyển đổi giới tính của cá nhân được thực hiện theo quy định của luật. Đồng thời, khi có thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên hoặc bất cứ thông tin gì trong giấy khai sinh mà có căn cứ hợp pháp thì công dân có thể thực hiện việc thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch.

Bên cạnh đó, khi chuyển giới, giới tính của người chuyển sẽ khác so với giới tính được ghi trong giấy khai sinh. Trong một số trường hợp, người chuyển giới sẽ muốn thay đổi họ, tên, chữ đệm… cho phù hợp với giới tính mới của mình.

Ở những trường hợp như thế, người chuyển giới phải thực hiện việc thay đổi giấy tờ tuỳ thân cho phù hợp.

Đối với việc thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới, Luật sư cho biết, do cá nhân người chuyển giới có nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch và có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển.

Theo đó, thủ tục đăng ký việc thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới thực hiện theo hướng dẫn của Luật Hộ tịch đang có hiệu lực như sau:

Thay đổi thông tin trong giấy khai sinh

Chuẩn bị hồ sơ

- Hồ sơ cần nộp:

Mẫu tờ khai thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch trong đó ghi rõ nội dung cần thay đổi là tên đệm, tên và giới tính;

Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi giới tính (ví dụ như các giấy tờ có được khi thực hiện việc chuyển giới ở bệnh viện…);

Giấy khai sinh. Đây là giấy tờ bắt buộc phải nộp bởi khi thực hiện đăng ký hoàn tất việc thay đổi thông tin cá nhân thì công chức tư pháp ngoài việc ghi vào sổ hộ tịch, cập nhật thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì sẽ thực hiện đính chính thông tin thay đổi về tên, tên đệm và giới tính trên chính giấy khai sinh;

- Xuất trình giấy tờ: Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu để công chức tư pháp, hộ tịch xác định được nhân thân trước khi chuyển giới của người yêu cầu.

(căn cứ Điều 28, Luật Hộ tịch năm 2014)

Đăng ký tại cơ quan nào?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết được nêu tại Điều 27, Luật Hộ tịch gồm:

- Ủy ban nhân dân (gọi tắt là UBND) cấp xã nơi người yêu cầu đã đăng ký khai sinh trước đây;

- UBND cấp xã nơi người chuyển giới cư trú. Trong đó, nơi cư trú là nơi người này đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Người chuyển giới có thể chọn địa điểm thuận lợi nhất với mình.

Thời gian giải quyết

Thời gian giải quyết việc đăng ký thay đổi giấy tờ cho người chuyển giới là 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan này nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Ngoài ra, nếu hồ sơ phức tạp mà cần phải xác minh thì có thể sẽ kéo dài thời gian giải quyết đến không quá 03 ngày làm việc.

Chi phí đăng ký

Chi phí thực hiện đăng ký cải chính, thay đổi thông tin trong giấy khai sinh của người chuyển giới căn cứ vào quyết định của Hội đồng nhân dân từng địa phương.

Đổi Căn cước công dân với thông tin mới

Sau khi đã có giấy khai sinh mới với thông tin về tên đệm, tên (nếu đổi) cũng như giới tính mới, người chuyển giới có thể thực hiện việc đổi Căn cước công dân phù hợp với giới tính sau khi chuyển của mình.

Cụ thể, thủ tục thay đổi sang Căn cước công dân của người chuyển giới sau khi đã cập nhật thông tin trong giấy khai sinh được thực hiện theo hướng dẫn của Điều 24, Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13.

Hồ sơ chuẩn bị

- Tờ khai đổi thẻ Căn cước công dân theo mẫu quy định sẵn của Bộ Công an;

- Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân có thông tin về giới tính cũ, tên, tên đệm cũ (nếu có).

Cơ quan có thẩm quyền đổi Căn cước công dân

- Cơ quan quản lý Căn cước công dân ở cấp huyện nơi người chuyển giới đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Với trường hợp người chuyển giới đã có thẻ Căn cước công dân (đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia) thì có thể đến bất cứ địa phương nào thuận tiện để thực hiện;

- Thực hiện online thông qua cổng dịch vụ công của Bộ Công an hoặc cổng dịch vụ công về dân cư.

Trình tự, thời gian giải quyết

Thời hạn đổi thẻ Căn cước công dân cho người chuyển giới làm thủ tục được quy định tại Điều 25, Luật Căn cước công dân gồm:

Tại thành phố, thị xã: Không quá 07 ngày làm việc;

Tại huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: 20 ngày làm việc;

Tại khu vực còn lại: Không quá 15 ngày.

Trong đó, những công việc sẽ được thực hiện gồm:

- Công an tìm thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia; lựa chọn đổi thẻ Căn cước công dân và các đặc điểm nhận dạng được mô tả; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân; phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin…;

- Người chuyển giới kiểm tra lại toàn bộ thông tin và ký tên vào các phiếu mà công an đưa cho. Sau đó, nộp lệ phí và nhận giấy hẹn. Đến đúng thời gian ghi trong giấy hẹn, người chuyển giới đến cơ quan này để nhận Căn cước công dân với thông tin mới hoặc thẻ sẽ được chuyển phát nhanh về địa chỉ đã đăng ký.

Lệ phí phải nộp

Lệ phí đổi thẻ Căn cước công dân khi thay đổi thông tin về chữ đệm, tên, giới tính là 50.000 đồng/thẻ theo khoản 2, Điều 4, Thông tư 59/2019/TT-BTC.

Điều 4, Thông tư 59/2019/TT-BTC quy định về mức thu lệ phí như sau:

1. Công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 09 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ Căn cước công dân: 30.000 đồng/thẻ Căn cước công dân;

2. Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu: 50.000 đồng/thẻ Căn cước công dân;

 

3. Cấp lại thẻ Căn cước công dân khi bị mất thẻ Căn cước công dân, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/thẻ Căn cước công dân.

 

Thông tin liên hệ

 

 

Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong

Hình thức tư vấn trực tiếp:

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

 

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể liên hệ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Icon contact 2