0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Hỗ trợ pháp lý»Quyết định đình chỉ xử lý vụ án khi ly hôn khi nào?

Quyết định đình chỉ xử lý vụ án khi ly hôn khi nào?

Quyết định đình chỉ xử lý vụ án khi ly hôn khi nào?

Con tôi đang là nguyên đơn trong một vụ án ly hôn nhưng không may bị tai nạn đã thành người thực vật không có khả năng nhận thức hay hành vi gì nữa, cho tôi hỏi vụ án đó có phải sẽ bị đình chỉ không và kết quả của nó sẽ như thế nào

Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về “ Quyết định đình chỉ vụ án ly hôn“. Hãng Luật Lê Phong mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

 

Quy định của pháp luật về đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn

 

Sau khi nhận được đơn từ phía đương sự, Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ thụ lý đơn và ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự nếu vụ án ly hôn thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 217 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

 “1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

2. Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:

a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;

3. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”

 

Cơ Sở Để Quyết Định Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn 

 

Đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn là việc Tòa án ra quyết định chấm dứt việc giải quyết vụ án khi có các căn cứ luật định. Thông thường, vụ án sẽ được giải quyết khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật – là phán quyết về việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của các bên. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết, nếu các căn cứ đình chỉ vụ án xuất hiện thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, đồng nghĩa với việc vụ án sẽ được khép lại. Cũng như các vụ án dân sự khác, sau khi thụ lý vụ án ly hôn, Tòa án có quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án khi xảy ra một trong các trường hợp sau: 

  • Nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ án ly hôn qua đời. Việc vợ hoặc chồng chết trong khi giải quyết vụ án ly hôn đồng nghĩa với việc hôn nhân của họ cũng tự động chấm dứt theo. Do đó, Tòa án sẽ không cần tiếp tục giải quyết việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu ly hôn của họ. Các vấn đề về tài sản nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết theo vụ án về thừa kế giữa chồng hoặc vợ còn sống với các bên thứ ba có liên quan khác;

  • Nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt và bị đơn không có yêu cầu phản tố hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Trong trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án và địa vị tố tụng của các đương sự sẽ được thay đổi. Lưu ý rằng nếu nguyên đơn rút đơn trước hoặc tại phiên tòa phúc thẩm vụ án ly hôn thì cần có sự đồng ý của bị đơn;

  • Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

  • Các trường hợp phải trả lại đơn khởi kiện nhưng Tòa án đã thụ lý, chẳng hạn như trong trường hợp người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc đương sự không đủ năng lực hành vi dân sự do bị tâm thần hoặc một bệnh nào khác mà làm mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi và được Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự, người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án,  Nếu vì một lý do nào đó mà Tòa án đã thụ lý thì vẫn có quyền đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.

 

Kết quả của việc đình chỉ vụ án ly hôn?

 

Khi đình chỉ vụ án, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ, đồng thời sẽ xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án sẽ gửi quyết định đó cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Đối với đa số các vụ án dân sự, khi bị Tòa án đình chỉ, đương sự thường không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau đó không có gì khác so với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ một số trường hợp như nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc được triệu tập đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, người khởi kiện có đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, đối với vụ án ly hôn, sau khi bị đình chỉ vụ án ly hôn, đương sự vẫn có quyền nộp lại đơn khởi kiện trong đa số các trường hợp, trừ một vài ngoại lệ như trong trường hợp một trong hai bên vợ hoặc chồng chết hoặc người khởi kiện vẫn không có quyền khởi kiện hoặc vẫn chưa có năng lực hành vi dân sự.Trên đây là những tư vấn chi tiết từ hãng Luật Lê Phong về quy định đình chỉ vụ án ly hôn hiện nay.

Như vậy trường hợp vụ án con của bạn sẽ quyết định đình chỉ ly hôn vì nguyên đơn đã mất khả năng nhận thức về hành vi dân sự. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như có thắc mắc nào, liên hệ ngay chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng!

 

Thông tin liên hệ

 

Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong

Hình thức tư vấn trực tiếp:

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

 

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể liên hệ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Câu hỏi thường gặp

 

Rút đơn ly hôn có quyết định đình chỉ vụ án khi nộp lại lần 2 thì mức phí giải quyết ly hôn là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

"Điều 24. Các loại án phí trong vụ án dân sự

...

2. Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể."

Căn cứ số 1.1, mục II Danh mục án phí, lệ phí Tòa án Ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:

"Mức thu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động không có giá ngạch là 300.000 đồng."

Theo đó, án phí dân sự sơ thẩm yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn trong trường hợp không có giá ngạch của bạn là 300.000 đồng theo quy định nêu trên.

 

Tòa án thụ lý yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có được rút đơn ly hôn không?

 

Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau:

"Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó."

Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:

Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

..."

Ngoài ra, sau khi nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì theo quy định tại khoản g Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

"Điều 192. Trả lại đơn khởi kiện, hậu quả của việc trả lại đơn khởi kiện

...

g.Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện."

Như vậy, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có thể rút đơn ly hôn.

Do đó, thẩm phán sẽ trả lại đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ án.

 

 

Icon contact 2