CẦN NHỮNG GÌ ĐỂ ĐỔI TÊN TRÊN GIẤY KHAI SINH?
Muốn đổi tên trên giấy khai sinh, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ Cần thiết như, bạn phải viết một đơn xin đổi tên. Trong đơn, bạn cần nêu rõ lý do tại sao muốn thay đổi tên. Sau đó, bạn cần cung cấp bản sao giấy khai sinh hiện tại của mình. Đây là bằng chứng chính thức về tên gọi hiện tại của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân. Những giấy tờ này sẽ xác nhận danh tính của bạn. Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ phải nộp tại phòng Tư pháp hoặc Ủy ban nhân dân của địa phương nơi bạn cư trú. Cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ của bạn và sau một thời gian, bạn sẽ nhận được giấy khai sinh mới với tên đã được thay đổi. Việc thay đổi tên trên giấy khai sinh là một thủ tục hành chính cần được thực hiện đúng quy định. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và làm theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Để biết thêm chi tiết mời quý bạn đọc hãy cùng Hãng Luật Lê Phong cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây:
Điều Kiện Thay Đổi Tên, Họ Khai Sinh
Trường hợp được thay đổi họ
Theo Điều 27 Bộ luật Dân sự có quy định 08 trường hợp mà cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ:
· Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại
· Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.
· Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.
· Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con.
· Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
· Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi.
· Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ.
· Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Trường hợp được thay đổi tên
Còn theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong 07 trường hợp sau:
· Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
· Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
· Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
· Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
· Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
· Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
· Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Về trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định thì theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc cải chính hộ tịch (thay đổi họ, tên) được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch (sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch). không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.
Trường hợp người dưới 18 tuổi
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 09 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.
Hồ Sơ Làm Thủ Tục Đổi Tên, Họ Khai Sinh
Theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP thì bộ hồ sơ để thay đổi tên gồm có:
· Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch.
· Giấy khai sinh (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ hoặc bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).
· Các giấy tờ khác (nếu cần) như: Sổ hộ khẩu gia đình hoặc thẻ CCCD gắn chip (thẻ căn cước công dân),...
· Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Thủ Tục Thay Đổi Họ, Tên Trong Giấy Khai Sinh
Cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ, tên
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi (Điều 27 Luật Hộ tịch 2014);
- Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước (khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch).
Thủ tục thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh
Căn cứ Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục thay đổi họ, tên của công dân được tiến hành như sau:
Bước 1: Nộp Tờ khai
Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp Tờ khai cải chính hộ tịch theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Đồng thời, cần xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó.
Bước 2: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Lưu Ý Khi Làm Thủ Tục Đổi Tên Khai Sinh
Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
Sau khi thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, người thay đổi họ, tên có thể làm lại, điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.
Khuyến Nghị
Hãng Luật Lê Phong là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề sửa giấy khai sinh gốc ở đâu chúng tôi cung cấp hỗ trợ pháp lý đổi tên giấy khai sinh. Hãng Luật Lê Phong luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông Tin Liên Hệ
Hãng Luật Lê Phong sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Cần Những Gì Để Đổi Tên Trên Giấy Khai Sinh hoặc các vấn đề khác liên quan đến pháp lý. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0979 629 640 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Thời hạn của bản sao của Giấy khai sinh công chứng trong bao lâu?
Theo Nghị định số 23/2015/NĐ- CP tại Điều 2 có quy định về bản sao như sau:
“Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.”
Khác với các loại giấy tờ có thời hạn như Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, Phiếu lý lịch tư pháp.. đều có thời hạn 6 tháng thì Giấy khai sinh là loại giấy tờ hộ tịch không có thời hạn sử dụng.
Các trường hợp được miễn giảm chi phí đổi họ tên?
1. Các đối tượng thuộc diện miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm án phí và lệ phí tòa án.
3. Chính phủ quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.