0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Hỗ trợ pháp lý»ĐẢNG VIÊN CÓ ĐƯỢC LY HÔN KHÔNG

ĐẢNG VIÊN CÓ ĐƯỢC LY HÔN KHÔNG

ĐẢNG VIÊN CÓ ĐƯỢC LY HÔN KHÔNG ?

Tôi là một đảng viên nhưng mà cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc, nay hai vợ chồng quyết định đi đến con đường  ly hôn, nhưng mà tôi không rõ là một đảng viên có được quyền yêu cầu ly hôn không, khi ly hôn có bị kỷ luật hay không, mong Hãng Luật giải đáp thắc mắc giúp tôi

Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về ““. Hãng Luật Lê Phong mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.

 

Cơ Sở Để Quyết Định Đảng Viên Có Được Ly Hôn Không ?

 

Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Ngoài ra, căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và các quy định pháp luật hiện hành không có quy định nào cấm đảng viên yêu cầu ly hôn. Trừ trường hợp vợ của đảng viên đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì đảng viên đó không có quyền yêu cầu ly hôn.

 

Đảng Viên Ly Hôn Có Bị Kỷ Luật Không?

 

Riêng đối tượng Đảng viên, ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật Hôn nhân và Gia đình thì còn phải tuân thủ theo Điều lệ Đảng và Quy định 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên.

Cụ thể, Đảng viên nếu vi phạm những quy định về hôn nhân và gia đình có thể bị xử lý kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc khai trừ ra khỏi Đảng. Đặc biệt, Quy định này nghiêm cấm Đảng viên thực hiện việc ly hôn trái pháp luật:

- Nếu gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý bằng hình thức khiển trách;

- Nếu tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ);

- Nếu gây ra hậu quả rất nghiêm trọng thì bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ

Trong đó, những hành vi bị coi là ly hôn trái pháp luật được nêu rõ tại Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể:

- Ly hôn giả tạo. Biểu hiện của hành vi này là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm chấm dứt quan hệ hôn nhân;

- Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn. Bởi ly hôn phải do hai bên tự nguyện quyết định và yêu cầu Tòa án giải quyết;

- Chồng yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Như vậy, hiện nay không có quy định nào cấm Đảng viên không được ly hôn. Nhưng nếu Đảng viên vi phạm những quy định về ly hôn trái pháp luật đã nêu ở trên thì tùy vào từng mức độ, tính chất mà có thể bị kỷ luật bằng các hình thức từ khiển trách, cảnh cáo hay là khai trừ ra khỏi Đảng.

Ly hôn luôn là điều không mong muốn xảy ra giữa các vợ chồng, nhưng lại là một yếu tố tất yếu khi đời sống hôn nhân không thể kéo dài. Trên đây là những tư vấn chi tiết từ hãng Luật Lê Phong về quy định ly hôn hiện nay. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như có thắc mắc nào, liên hệ ngay chúng tôi qua hotline để được hỗ trợ nhanh chóng!

 

Thông tin liên hệ

 

Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong

Hình thức tư vấn trực tiếp:

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

 

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể liên hệ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Câu hỏi thường gặp

 

Đảng viên ly hôn có phải báo cáo chi bộ không?

Câu trả lời là không vì: 

Theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản hướng dẫn cùng quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, không cấm Đảng viên được ly hôn cũng như không bắt buộc Đảng viên phải báo cáo chi bộ khi ly hôn.

Bởi, theo Quy định 37-QĐ/TW, Ban Chấp hành Trung ương Đảng không có quy định cấm Đảng viên ly hôn. Về các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình, Đảng chỉ cấm Đảng viên có các hành vi sau đây:

- Bạo lực gia đình với các thành viên khác.

- Vi phạm chính sách về dân số như sinh con thứ 3, thứ 4, thứ 5… khi thuộc trường hợp không được sinh thêm con.

- Sống chung với người khác như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

- Vi phạm các quy định về việc kết hôn với người nước ngoài…

Đồng thời, tại Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW về các hình thức kỷ luật với vi phạm về hôn nhân và gia đình cũng không liệt kê việc ly hôn không báo cáo chi bộ.

Đảng viên ly hôn không cấp dưỡng cho con, xử lý thế nào?

Cấp dưỡng cho con khi ly hôn là nghĩa vụ của cha, mẹ cần phải hoàn thành, không phân biệt người có phải đảng viên hay làm bất kỳ công việc gì. Khoản 2 Điều 82 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định rằng: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

- Việc cấp dưỡng sẽ được thực hiện theo tháng, theo quý hoặc theo năm tùy theo thỏa thuận của vợ chồng. Cùng với đó, cũng không có mức cấp dưỡng cụ thể mà căn cứ vào từng điều kiện, trường hợp khác nhau thì sẽ có mức cấp dưỡng phù hợp, đảm bảo cuộc sống của con.

- Việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn, đảng viên sẽ bị xử lý như sau:

(1) Kỷ luật về mặt Đảng:

Theo Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật Đảng: Không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi ly hôn được xác định là hành vi vi phạm quy định hôn nhân và gia đình. Theo điểm c Khoản 3 Điều 51 Quy định này thì Đảng viên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì sẽ bị khai trừ ra khỏi Đảng.

(2) Xử phạt hành chính:

Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì việc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng và bị buộc phải thực hiện cấp dưỡng.

(3) Truy cứu Hình sự:

Đảng viên không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn còn có thể bị khởi tố về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015, với mức phạt là: Cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm. Cụ thể như sau:

 

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

 

Icon contact 2