0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Hỗ trợ pháp lý»Cha dượng nhận nuôi con nuôi

Cha dượng nhận nuôi con nuôi

Cha dượng nhận nuôi con nuôi

Tôi đã kết hôn và có một đứa con gái, hôn nhân không hạnh phúc tôi ly hôn, con gái ở với tôi. Nay tôi tái hôn, chồng sau muốn nhận con gái tôi làm con nuôi. Vậy có được phép không? Nếu được thì có cần chồng trước tôi đồng ý hay không?

Hãng Luật Lê Phong xin chia sẻ cho Quý bạn đọc bài viết: “Cha dượng nhận nuôi con “. Hy vọng bài viết hỗ trợ quý bạn đọc giải quyết được một số vấn đề có liên quan

 

Căn cứ để được nhận con nuôi

Cha dượng có được phép nhận con riêng của vợ làm con nuôi không?

Tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

"1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.

2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này."

Và tại Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định về người được nhận làm con nuôi như sau:

"1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi."

Theo đó, cha dượng được phép nhận con riêng của vợ làm con nuôi nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định trên.

 

Cha dượng muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì nộp hồ sơ ở đâu?

Tại Điều 9 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi như sau:

"1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài."

Dẫn chiếu đến Điều 19 Luật Nuôi con nuôi 2010 thì nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi như sau:

"1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ."

Cha dượng muốn nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì có cần phải được sự đồng ý của cha đẻ hay không?

 

Tại Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về sự đồng ý cho làm con nuôi như sau:

"1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày."

Như vậy, theo quy định trên khi cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì phải có sự đồng ý của cha đẻ.

 

 

Thông tin liên hệ

Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong

Hình thức tư vấn trực tiếp:

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

 

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể liên hệ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

Facebook :  https://www.facebook.com/luatsugioi.binhphuoc

Tiktok       :  https://www.tiktok.com/@luatkhongkho3

Zalo       : https://zalo.me/146089432395998973

Trang chủ - hangluatlephong.com

 

Câu hỏi thường gặp

Cha dượng có thể thay đổi họ của con riêng của vợ sau khi làm thủ tục nhận nuôi không?

 

Căn cứ dựa theo quy định tại khoản 2 của Điều 41 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định về những hệ quả của việc nuôi con nuôi theo đó thì sau khi nhận con của vợ làm con nuôi thì cha dượng có quyền thay đổi họ con riêng của vợ thành họ mình. 

Việc thay đổi họ và tên của con nuôi thường phải tuân theo quy định của pháp luật và đòi hỏi sự đồng ý của cả cha mẹ nuôi và con nuôi (nếu con đó đã đủ 9 tuổi hoặc có độ trí lực đầy đủ). Điều này nhằm bảo đảm tính minh bạch, tôn trọng quyền lợi và quyền tự do cá nhân của con nuôi.

Do đó đối với trường hợp mà con nuôi đã đủ 9 tuổi nhưng không đồng ý về việc đó là đổi tên từ họ cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi thì sẽ không thể tiến hành việc thay đổi họ cho con nuôi. Điều này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đứa trẻ, đứa trẻ sẽ có quyền từ chối nếu như không muốn thay đổi họ sang họ của cha nuôi. Khi trẻ không đồng ý thì việc thay đổi họ không thể tiến hành được. 

Như vậy thì việc thay đổi họ trong trường hợp sau khi cha dượng nhận con của vợ làm con nuôi thì hoàn toàn là được quyền. Tuy nhiên thì cần tuân thủ theo quy định của pháp luật

 

 Cha dượng nhận con riêng của vợ làm con nuôi có được miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi?

Dựa theo quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 114/2016/NĐ-CP, một trong những vấn đề quan trọng và nhân văn là việc miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi. Điều này nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ những hành động nhân ái và gia đình trong xã hội. Trong nội dung của quy định này, chúng ta nhận thấy rõ ràng những trường hợp cụ thể mà lệ phí đăng ký nuôi con nuôi được miễn hoặc giảm.

- Đầu tiên là trong trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi. Điều này không chỉ là một hành động pháp lý mà còn là một biểu hiện của tình cảm gia đình, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển của trẻ em trong một môi trường gia đình hạnh phúc và ấm áp.

- Tiếp theo là trường hợp nhận nuôi các trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo. Việc miễn hoặc giảm lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong những trường hợp như vậy không chỉ là một sự khích lệ cho những hành động nhân ái mà còn là một biện pháp hỗ trợ cho những gia đình hoặc cá nhân đã có sự cống hiến đặc biệt cho xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ những em bé có hoàn cảnh khó khăn.

 

- Cuối cùng, việc miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi đối với những người có công với cách mạng cũng là một biện pháp công bằng và nhân đạo. Đây không chỉ là việc thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng mà còn là sự quan tâm và hỗ trợ về vật chất để họ có thể tiếp tục gắn bó với cuộc sống gia đình và xã hội sau những năm tháng gian khổ và hi sinh.

 

Liên hệ

Văn phòng luật sư HÃNG LUẬT LÊ PHONG

Email: phucand@gmail.com

Số điện thoại: 0979629640

Địa chỉ: 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin
Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Icon contact 2