Một Số Điểm Mới Về Đầu Tư Vốn Nhà Nước Vào Doanh Nghiệp Từ 01/8/2025
Chào Luật sư, dạo gần đây tôi nghe nói sắp có một số thay đổi liên quan đến việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, áp dụng từ ngày 01/8/2025. Tuy nhiên, tôi chưa rõ cụ thể các điểm mới là gì và liệu có ảnh hưởng gì đến doanh nghiệp hay không. Mong được Luật sư giải thích rõ hơn!
Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Một Số Điểm Mới Về Đầu Tư Vốn Nhà Nước Vào Doanh Nghiệp Từ 01/8/2025” Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp từ 01/08/2025.
Thay Đổi Hình Thức Đầu Tư Vốn Nhà Nước Vào Doanh Nghiệp
Từ 01/8/2025, theo Điều 10 Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 2025, hình thức đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có một số thay đổi như sau:
“1. Đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Đầu tư vốn nhà nước để bổ sung vốn tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn nhà nước.
4. Đầu tư vốn nhà nước để góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
5. Đầu tư vốn nhà nước để góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp chưa có vốn nhà nước.”
Trong khi đó, quy định cũ tại Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doan nghiệp, số 69/2014/QH13 quy định: “Đầu tư bổ sung vốn để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước” và “Mua lại một phần/toàn bộ doanh nghiệp”.
Bổ Sung Quy Định Về Nguồn Vốn, Tài Sản Để Đầu Tư Vốn
Đây là quy định mới nêu tại Điều 11 Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp 2025. Cụ thể:
“Điều 11. Nguồn vốn, tài sản để đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
1. Ngân sách nhà nước.
2. Tài sản công.
3. Quỹ Đầu tư phát triển; Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; lợi nhuận sau thuế được để lại để tăng vốn điều lệ; cổ tức được chia bằng cổ phiếu; thặng dư vốn cổ phần.
4. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, quy định này tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và linh hoạt hơn cho việc huy động và sử dụng vốn nhà nước trong hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp.
Quy Định Mới Về Trường Hợp Đầu Tư Vốn Thành Lập Doanh Nghiệp
Đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp
Theo Điều 12 Luật Quản lý và Đầu tư Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp năm 2025, Nhà nước sẽ đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp nắm giữ 100% vốn điều lệ trong từ 01/8/2025 gồm:
- Doanh nghiệp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số;
- Doanh nghiệp xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia;
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực then chốt, thiết yếu của nền kinh tế theo quy định của Chính phủ.
Quy định mới này phản ánh vai trò định hướng và dẫn dắt của Nhà nước trong các lĩnh vực chiến lược, có tính chất nền tảng và lâu dài đối với nền kinh tế.
Bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp
Theo Điều 13 Luật Quản lý và Đầu tư Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp năm 2025, Nhà nước sẽ bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp do mình nắm giữ 100% vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số;
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên;
- Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Quy định này nhằm đảm bảo các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực đặc thù có đủ nguồn lực để duy trì, phát triển và thực hiện các nhiệm vụ chiến lược.
Trình Tự, Thủ Tục Đầu Tư Vốn Nhà Nước Vào Doanh Nghiệp
Hồ sơ trình quyết định chủ trương đầu tư
Theo Điều 17 Luật Quản lý và Đầu tư Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp 2025, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước có giá trị tương đương dự án quan trọng quốc gia, hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội gồm:
- Tờ trình của Chính phủ
- Ý kiến của các cơ quan liên quan và tiếp thu, giải trình (nếu có)
- Đề án thành lập doanh nghiệp/phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ/phương án đầu tư bổ sung vốn góp của Nhà nước (tại Công ty cổ phần, công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/phương án góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp chưa có vốn nhà nước;
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư
Theo quy định tại Điều 18 Luật Quản lý và Đầu tư Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp 2025, trình tự thực hiện gồm 3 bước:
- Bước 1: Chính phủ trình Quốc hội hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương đầu tư.
- Bước 2: Cơ quan của Quốc hội tiến hành thẩm tra. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm:
- Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu;
- Giải trình khi được yêu cầu.
- Bước 3: Quốc hội xem xét và quyết định chủ trương đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.
Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư
Theo khoản 1 Điều 16 Luật Quản lý và Đầu tư Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp 2025, thẩm quyền được phân định như sau:
· Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các dự án có giá trị tương đương dự án quan trọng quốc gia.
· Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền quyết định đầu tư trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Quốc hội nêu trên.
· Với các trường hợp còn lại (không thuộc dự án quan trọng quốc gia), Chính phủ quyết định hoặc phân cấp cho cấp dưới thực hiện.
Trong khi đó, theo quy định tại Điều 11 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định:
· Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp trong trường hợp:
o Doanh nghiệp được hình thành từ dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội phê duyệt;
o Công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước hoặc doanh nghiệp có chức năng đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước.
· Các doanh nghiệp không thuộc hai nhóm trên sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư.
· Khi Quốc hội đã quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ sẽ là người quyết định cụ thể việc đầu tư vốn.
Như vậy, luật mới năm 2025 có xu hướng phân định rõ ràng và nâng vai trò của Quốc hội trong việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án lớn, đồng thời trao quyền cho Chính phủ ban hành chi tiết quy trình, thẩm quyền trong các trường hợp cụ thể.
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Một Số Điểm Mới Về Đầu Tư Vốn Nhà Nước Vào Doanh Nghiệp Từ 01/8/2025”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:
Thông tin liên hệ
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: Số 10 Sông Thao, phường Tân Sơn Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Bình Phước, tỉnh Đồng Nai.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo