0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Kiến thức pháp luật»Luật dân sự»Ly Hôn Vắng Mặt Có Được Không?

Ly Hôn Vắng Mặt Có Được Không?

LY HÔN VẮNG MẶT CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

 

Tôi và vợ tôi đăng ký kết hôn hợp pháp năm 2019 và sống hạnh phúc đến đầu năm 2023 thì xảy ra mâu thuẫn và sống ly thân đến nay. Nay tôi thỏa thuận quyết định ly hôn, nhưng do hiện nay vợ tôi đang làm ăn xa không thể về giải quyết ly hôn được. Vì vậy, tôi muốn được Hãng Luật Lê Phong tư vấn cho tôi liệu rằng tôi có được ly hôn khi vợ tôi vắng mặt hay không?

Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Ly hôn vắng mặt có được không?”. Hy vong bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến vấn đề có thể vắng mặt khi ly hôn hay không?

 

Ai có quyền được ly hôn và các trường hợp ly hôn?

 

Quyền được yêu cầu giải quyết ly hôn

Theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 

Các trường hợp ly hôn của vợ chồng?

Thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Đơn phương ly hôn) 

Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: 

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

 

Vậy trong trường hợp ly hôn nào thì vợ hoặc chồng có quyền vắng mặt?

 

Đối với trường hợp thuận tình ly hôn:

 

Theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi xem xét giải quyết đơn yêu cầu ly hôn thì trước hết Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải cho vợ, chồng.

Do đó, nếu muốn hòa giải thì phải có sự mặt của cả hai bên vợ, chồng. Rõ ràng Tòa án sẽ không thể tiến hành hòa giải được nếu một bên vắng mặt trong phiên hòa giải. Chính vì vậy, trường hợp thuận tình ly hôn thì bắt buộc cả hai vợ, chồng không được vắng mặt.

Trong đó, nếu kết quả hòa giải thành thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết yêu cầu ly hôn. Còn nếu hòa giải không thành thì Tòa án sẽ công nhận ly hôn thuận tình khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

- Hai bên thực sự tự nguyện khi ly hôn;

- Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về vấn đề chia tài sản chung, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái.

- Sự thỏa thuận ly hôn phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

 

Đối với trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng (Đơn phương ly hôn):

Trong trường hợp này, vợ chồng vẫn có thể vắng mặt khi ly hôn, cụ thể:

Theo quy định tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nếu đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn sẽ tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương nếu người yêu cầu ly hôn, vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt gửi Tòa án.

Đồng thời, nếu sau 02 lần triệu tập mà nguyên đơn vẫn không có mặt tại Tòa để giải quyết ly hôn thì sẽ bị coi như đã từ bỏ việc khởi kiện. Trong trường hợp này, Tòa sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với với yêu cầu xin ly hôn đơn phương của nguyên đơn.

Còn trong trường hợp bị đơn vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ lần thứ 01 thì Tòa án sẽ hoãn phiên tòa, tuy nhiên Tòa sẽ xét xử vắng mặt nếu bị đơn vắng mặt đến lần thứ 2.

Như vậy, Trường hợp thuận tình ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết, do đó trình tự giải quyết ly hôn vắng mặt sẽ chỉ thực hiện trong trường hợp đơn phương ly hôn. Để xác định liệu rằng vợ hoặc chồng có được vắng mặt khi ly hôn hay không cần xác định được người có quyền yêu cầu ly hôn và thuộc trường hợp thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn.

 

Vậy ly hôn đơn phương trong trường hợp vắng mặt vợ hoặc chồng được giải quyết như thế nào?

 

Theo cơ sở pháp lý tại Điều 228 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án vẫn tiến hành giải quyết ly hôn đơn phương vắng mặt vợ hoặc chồng khi:

  • Vợ/chồng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

  • Vợ/chồng vắng mặt và có người đại diện hợp pháp tham gia phiên Tòa;

  • Vợ/chồng vắng mặt vì lý do bất khả kháng.

Về cơ bản, ly hôn đơn phương vắng mặt vợ hoặc chồng được phân thành 02 trường hợp là vắng mặt nguyên đơn và vắng mặt bị đơn.

 

Thủ tục giải quyết ly hôn khi nguyên đơn vắng mặt?

Trường hợp vắng mặt của nguyên đơn trong ly hôn đơn phương được Tòa án giải quyết theo sự điều chỉnh của Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể như sau:

1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Tòa án sẽ hoãn phiên tòa xét xử với trường hợp nguyên đơn vắng mặt trong lần triệu tập thứ nhất. Nếu đến lần triệu tập hợp lệ thứ 2 nguyên đơn vẫn vắng mặt, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án, ngoại trừ trường hợp nguyên đơn có đơn xin xét xử vắng mặt.

Vì bản chất của vụ án ly hôn là không thể ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng, do đó buộc nguyên đơn phải tham gia. Tòa án chỉ hoãn phiên tòa xét xử trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Thủ tục ly hôn khi bị đơn vắng mặt?

Trường hợp vắng mặt của bị đơn được quy định cụ thể tại Điểm b, c Khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Tòa án sẽ hoãn phiên tòa xét xử trong trường hợp bị đơn vắng mặt lần thứ nhất. Nếu bị đơn tiếp tục vắng trong lần triệu tập hợp pháp thứ 2, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Song, trường hợp bị đơn vắng triệu tập 2 lần thì Tòa án sẽ đưa ra quyết định đình chỉ giải quyết với yêu cầu phản tố của bị đơn và tiến hành xét xử yêu cầu của nguyên đơn. 

 

Thẩm quyền giải quyết trong trường hợp đơn phương ly hôn?

 

 Thẩm quyền giải quyết đơn phương ly hôn đơn là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Căn cứ tại khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, theo quy định trên, thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương khi bị đơn vắng mặt thuộc về Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.

Kết luận

Hiện nay, việc trường hợp nào thì vợ chồng được vắng mặt khi ly hôn được quy định trong pháp luật hiện hành. Để xác định được vợ hoặc chồng có thể vắng mặt khi ly hôn khi nào thì cần phải căn cứ vào ai có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn và thuộc trường hợp thỏa thuận ly hôn hay đơn phương ly hôn sau đó là trình tự, thủ tục giải quyết khi vợ và chồng vắng mặt khi ly hôn rồi xác định cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết.

Hiện nay, Hãng Luật Lê Phong được rất nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng trong các hoạt động pháp lý bởi uy tín, kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự chất lượng, Hãng Luật Lê Phong luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi vấn đề pháp lý mà bạn quan tâm.

Hãng Luật Lê Phong cung cấp hỗ trợ pháp lý về hôn nhân với những yêu cầu sau: 

Hãng Luật Lê Phong cung cấp hỗ trợ pháp lý về hôn nhân nhanh chóng với những yêu cầu sau:

1. Tư vấn về điều kiện ly hôn đơn phương;

2. Tư vấn về hồ sơ, các giấy tờ cần thiết để ly hôn đơn phương;

3. Tư vấn về án phí ly hôn đơn phương;

4. Tư vấn về quy trình, thời gian thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương;

5. Tư vấn về nơi có thẩm quyền giải quyết đối với hồ sơ ly hôn đơn phương;

6. Hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý khác trong việc ly hôn đơn phương;

7. Hỗ trợ giải quyết các trường hợp đối phương cố tình không ly hôn; … 

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Ly hôn vắng mặt có được không”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý đối với vấn đề hôn nhân cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:

 

Thông tin liên hệ

 

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Câu Hỏi Thường Gặp

 

Trình tự, thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn?

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện yêu cầu ly hôn

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản gốc);

- Căn cước công dân/Hộ chiếu của vợ, chồng (bản sao công chứng);

- Giấy khai sinh của các con trong trường hợp hai bên có con chung (bản sao công chứng);

- Giấy xác nhận nơi cư trú;

- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản chung nếu hai bên có tài sản chung (bản sao công chứng).

Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền

 Hồ sơ nêu trên sau khi chuẩn bị xong, nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền. Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết là nơi mà bị đơn cư trú, làm việc.

Người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hay nộp trực tiếp tại Tòa án.

Tòa án xem xét, giải quyết ly hôn

Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án có thẩm quyền sẽ xem xét và thụ lý vụ án nếu hồ sơ khởi kiện hợp lệ. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa đầy đủ/hợp lệ thì Toà án thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Sau khi ra quyết định thụ lý vụ án ly hôn thì Tòa án tiến hành hòa giải. Trường hợp bị đơn cố tình vắng mặt khi được triệu tập hợp lệ thì sẽ được xem là không hòa giải thành theo quy định tại khoản 1 Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Sau đó, Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử theo các thủ tục chung.

Ra bản án ly hôn

Trong quá trình giải quyết, nếu Toà xét thấy đủ điều kiện ly hôn thì sẽ ra bản án ly hôn, chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Ly hôn có được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn không?

Căn cứ theo Điều 39 Bộ luật Dân sự, yêu cầu được ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền; khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng quy định, đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. 

Trừ trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và là người đại diện nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

- Đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc tham gia thực hiện thủ tục ly hôn là việc của vợ, chồng và không được phép ủy quyền cho người khác thực hiện thay (kể cả luật sư). Cha, mẹ, người thân thích khác chỉ được là người đại diện trong trường hợp một bên vợ, chồng không thể tự mình tham gia tố tụng bởi các nguyên nhân nêu trên.

 

Icon contact 2