CÔNG VĂN THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY GỬI BHXH
Kính chào Hãng Luật Lê Phong, tôi là Nhân viên hành chính nhân sự của công ty TNHH X, sếp giao cho tôi soạn mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi cho bên BHXH để làm báo cáo. Nhưng do tôi chưa bao giờ làm về phía pháp lý nên tôi không biết phải tìm mẫu như thế nào? Mong Luật sư hướng dẫn tôi, để tôi thực hiện cho đúng quy định pháp luật ạ?
Chào bạn, Hãng Luật sư Lê Phong xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Tên công ty không chỉ được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, điểm điểm kin doanh của công ty mà còn phải được in/ viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành. Do đó, khi thay đổi tên công ty, bạn cần lưu ý thông báo tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Để biết thêm chi tiết. Mời quý độc giả thông qua bài viết dưới đây về “Mẫu Công Văn Thay Đổi Tên Công Ty Gửi Cho Bhxh” để được hiểu rõ hơn.
Mẫu Công Văn Thay Đổi Tên Công Ty Gửi Bhxh Là Gì?
Trước tiên, mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi bhxh là gì? Là mẫu văn bản công ty soạn thảo nhằm thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền (cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở) về nội dung thay đổi tên công ty.
Khi Nào Cần Soạn Mẫu Công Văn Thay Đổi Tên Công Ty Gửi Bhxh?
Trên thực tế, công ty thực hiện đổi tên của mình vì nhiều lý do như:
– Theo nhu cầu của doanh nghiệp trong trường hợp thay đổi mô hình kinh doanh, tổ chức lại doanh nghiệp,…
– Do tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bởi khoản 2 Điều 19 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp quy định:
Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 1 tháng trở lên. Khi đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì phải kê khai chính xác, đầy đủ những thông tin liên quan đến doanh nghiệp như tên, địa chỉ, mã số thuế, loại hình doanh nghiệp,… Nếu có bất cứ thay đổi nào thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội. Do đó, khi thay đổi tên công ty, doanh nghiệp cần làm thủ tục nhằm thông báo, điều chỉnh thông đóng tham gia bảo hiểm có thẩm quyền. Theo đó cần sử dụng mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi bhxh.
Điểm 1.2 khoản 1 Điều 23 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam) quy định về thành phần hồ sơ đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của đơn vị sử dụng lao động như sau:
1. Thành phần hồ sơ
[…] 1.2. Đơn vị:
1. a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
2. b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
3. c) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Theo đó, văn bản ghi nhận thông tin thay đổi, đề nghị điều chỉnh chính là Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT. Như vậy, thay vì mẫu công văn tự soạn, Quý vị thực hiện mẫu công văn thay đổi tên công ty gửi bhxh theo mẫu TK3-TS, cụ thể như sau
Tải Về Bản Hoàn Chỉnh Ở Đây -> |
Mẫu Công Văn Thay Đổi Tên Công Ty Gửi BHXH
|
Hướng Dẫn Điền Mẫu Công Văn Thay Đổi Tên Công Ty Gửi Bhxh
[01]. Tên đơn vị: ghi đầy đủ tên đơn vị.
[02]. Mã số đơn vị: ghi mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp, trường hợp chưa được cấp mã thì để trống.
[03]. Mã số thuế: ghi mã số thuế của đơn vị, trường hợp đơn vị chưa được cấp mã số thuế thì để trống.
Lưu ý:
– Mã đơn vị lấy theo mã số thuế.
– Đối với đơn vị đã được cấp mã số đơn vị và mã số thuế thì ghi cả hai mã số vào chỉ tiêu tương ứng (đối với đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến; khi có thay đổi thông tin của đơn vị).
– Trường hợp đơn vị chưa, được cấp mã số thuế thì mã đơn vị được cấp theo quy định.
– Trường hợp đã được cấp mã số đơn vị, sau khi được bổ sung mã số thuế thì mã đơn vị được điều chỉnh theo mã số thuế.
[04]. Địa chỉ đăng ký kinh doanh: ghi địa chỉ theo quyết định thành lập, giấy phép kinh doanh.
[05]. Địa chỉ giao dịch hoặc liên hệ: ghi đầy đủ số nhà, đường phố, thôn xóm; xã, phường, thị trấn; quận, huyện thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố nơi đơn vị đóng trụ sở.
[06]. Loại hình đơn vị: ghi các loại hình đơn vị như: Cơ quan hành chính, Đảng, đoàn; Sự nghiệp công lập; Sự nghiệp ngoài công lập; Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp ngoài nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Hợp tác xã; Tổ hợp tác; hộ kinh doanh cá thể; cá nhân có sử dụng lao động; Văn phòng đại diện, tổ chức quốc tế.
[07]. Số điện thoại: ghi số điện thoại của đơn vị.
[08]. Địa chỉ email: ghi địa chỉ email của đơn vị.
[09]. Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh:
[09.1]. Số: ghi số quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh.
[09.2]. Nơi cấp: ghi cơ quan cấp Quyết định thành lập/Giấy phép đăng ký kinh doanh cho đơn vị.
[10]. Phương thức đóng khác (chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán): nếu chọn phương thức đóng 03 tháng một lần thì đánh dấu x với ô [10.1]; nếu chọn phương thức đóng 06 tháng một lần thì đánh dấu x với ô [10.2].
[11]. Nội dung thay đổi, yêu cầu: ghi nội dung yêu cầu thay đổi như: tên đơn vị, địa chỉ đơn vị, loại hình đơn vị…
[12]. Hồ sơ kèm theo: kê chi tiết, số lượng các loại giấy tờ gửi kèm.
Lưu ý:
Khi thay đổi thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì chỉ cần ghi mã số thuế đơn vị và chỉ tiêu [01], [02], [09], [10];
Đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lập hồ sơ; lưu trữ hồ sơ tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
Sau khi hoàn tất việc kê khai, thủ trưởng đơn vị ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Khuyến nghị
Hãng Luật Lê Phong là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề sửa giấy khai sinh gốc ở đâu chúng tôi cung cấp hỗ trợ pháp lý đổi tên giấy khai sinh. Hãng Luật Lê Phong luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về vấn đề “Công Văn Thay Đổi Tên Công Ty Gửi Bhxh” mà Hãng Luật Lê Phong gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có quan tâm đến những cơ sở, thông tin pháp lý liên quan đến những vấn đề khác như: Có thể đổi tên khai sinh được không,… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0979 629 640 để nhận được tư vấn pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất đến từ đội ngũ Luật sư và các chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi.
Câu Hỏi Thường Gặp
Giấy nghỉ việc hưởng BHXH bị sai thông tin thì có được giải quyết không?
Căn cứ theo Phụ lục 7 Mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:
Phần Thông tin người bệnh
a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
...
Như vậy, theo quy định trên thì mẫu giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh.
Do đó, trường hợp giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của bạn bị sai thông tin ngày tháng sinh thì được coi là không hợp lệ và phía cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền từ chối giải quyết chế độ của bạn.
Việc cấp lại giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội do sai thông tin được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
...
5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất, bị hỏng;
- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;
- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;
- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp cấp lại phải đóng dấu "Cấp lại" trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Do đó, trường hợp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của bạn bị ghi sai thông tin ngày tháng sinh, bạn có thể đề nghị cơ sở khám chữa bệnh cấp lại giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội.