0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Hỗ trợ pháp lý»CÓ PHẢI TRẢ KHOẢN NỢ TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA CHỒNG KHÔNG?

CÓ PHẢI TRẢ KHOẢN NỢ TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA CHỒNG KHÔNG?

CÓ PHẢI TRẢ KHOẢN NỢ TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA CHỒNG KHÔNG?

 

Chào Luật sư, tôi đã kết hôn được 2 năm, nhưng gần đây rất nhiều người gọi điện cho tôi yêu cầu trả nợ, và tôi mới biết chồng tôi có nợ số tiền 400 triệu trước khi chúng tôi kết hôn. Khi tôi hỏi chồng về vấn đề này, anh ấy trả lời rằng "trước đây có hùn hạp làm ăn và bị thua lỗ", anh không muốn gia đình lo lắng nên đã giữ kín chuyện này. Trong suốt thời gian sống cùng nhau, chúng tôi chưa bao giờ có thỏa thuận hay bàn bạc về việc vay mượn tiền để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia đình hay phục vụ công việc kinh doanh.

Xin hỏi tôi có phải trả món nợ của chồng từ trước hôn nhân không? Làm sao để chứng minh nó không liên quan gì đến việc phục vụ cho nhu cầu của gia đình?

Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Có phải trả khoản nợ trước hôn nhân của chồng không?”. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến hôn nhân và gia đình.

 

Khoản Nợ Phát Sinh Trước Hôn Nhân Có Phải Là Nợ Chung?

Theo quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, vợ chồng chỉ cùng chịu trách nhiệm đối với những nghĩa vụ tài sản mang tính nghĩa vụ chung, cụ thể:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”

Từ đó có thể xác định, tài sản của vợ, chồng có trước khi kết hôn, về nguyên tắc là tài sản riêng của cá nhân vợ, chồng trừ trường hợp vợ, chồng thỏa thuận nhập tài sản riêng đó thành tài sản chung của vợ chồng. Và cùng với đó là nghĩa vụ phát sinh trước khi kết hôn cũng là nghĩa vụ riêng của vợ, chồng. Như vậy, khoản nợ trước khi kết hôn của chồng bạn sẽ do chồng bạn phải đứng ra trả.

 

Khi Nào Vợ/Chồng Phải Cùng Chịu Trách Nhiệm Trả Nợ?

Điều 27 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Theo đó, Khoản 1 Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.”

Điều 24 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.

3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”

Điều 25 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.

2. Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.”

Điều 26 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

“1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”

Như vậy, không phải bất kỳ khoản nợ nào phát sinh trong thời kỳ hôn nhân cũng là trách nhiệm chung của vợ chồng. Việc cả hai phải cùng liên đới trả nợ chỉ xảy ra khi khoản vay đó nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, được thực hiện theo quy định về đại diện, hoặc liên quan đến tài sản và hoạt động kinh doanh chung. Trong các trường hợp vay nợ vì mục đích cá nhân, không phục vụ gia đình và không có sự thỏa thuận hoặc ủy quyền hợp pháp, thì người vay sẽ phải tự chịu trách nhiệm thanh toán.

Làm Sao Để Chứng Minh Là Nợ Riêng Của Vợ/ Chồng Trước Hôn Nhân?

Để xác định khoản nợ là nghĩa vụ tài sản riêng của chồng/ vợ trước hôn nhân, có thể thu thập và sử dụng các tài liệu, chứng cứ sau:

Thứ nhất, chứng cứ về thời điểm phát sinh và nguồn gốc khoản nợ:
Nếu khoản nợ được vay trước khi bạn kết hôn, bạn có thể sử dụng các chứng cứ như hợp đồng vay, biên nhận vay, hoặc các tài liệu chứng minh khoản nợ này phát sinh từ trước khi kết hôn. Điều này giúp xác định khoản nợ là cá nhân của chồng/ vợ bạn và không liên quan đến gia đình.

Thứ hai, không có sự thỏa thuận vay chung của hai vợ chồng:
Nếu trong suốt thời gian sống chung, bạn và chồng không có thỏa thuận chung nào về việc vay mượn này để phục vụ cho nhu cầu gia đình, điều này có thể giúp chứng minh rằng khoản nợ này là cá nhân của chồng/ vợ bạn.

Ngoài ra, có thể đề nghị Tòa án tuyên bố khoản nợ là nghĩa vụ riêng của chồng/vợ nếu xảy ra tranh chấp hoặc bị ép buộc trả nợ không đúng quy định. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng tài liệu, chứng cứ sẽ giúp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và tránh những rắc rối pháp lý không đáng có.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Có phải trả khoản nợ trước hôn nhân của chồng không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:

 

Thông tin liên hệ

 

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Liên hệ

Văn phòng luật sư HÃNG LUẬT LÊ PHONG

Email: phucand@gmail.com

Số điện thoại: 0979629640

Địa chỉ: 

CN Hồ Chí Minh: số 10, Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - ĐT: 0979629640

CN Bình Phước: 160 đường Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - ĐT: 0915438323

 

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin
Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Icon contact 2