0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Kiến thức pháp luật»Luật dân sự»Có Được Thay Đổi Tên Bố Mẹ Đẻ Thành Bố Mẹ Nuôi Trong Giấy Khai Sinh Của Con Nuôi Không?

Có Được Thay Đổi Tên Bố Mẹ Đẻ Thành Bố Mẹ Nuôi Trong Giấy Khai Sinh Của Con Nuôi Không?

CÓ ĐƯỢC THAY ĐỔI TÊN BỐ MẸ ĐẺ THÀNH BỐ MẸ NUÔI TRONG GIẤY KHAI SINH CỦA CON NUÔI KHÔNG?

 

Do hiếm muộn nên vợ chồng tôi có nhận một cháu bé 3 tuổi làm con nuôi. Việc nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Tuy nhiên, để tình cảm giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi được gắn bó nên vợ chồng tôi muốn thay đổi họ của cháu sang họ của bố nuôi (chồng tôi họ Trần, cháu họ Phạm) và thay đổi phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh của cháu từ cha, mẹ đẻ thành họ, tên của cha, mẹ nuôi. Đề nghị cho biết nguyện vọng của vợ chồng tôi có thể thực hiện được không?

 

Trả lời:

- Khoản 1, khoản 2, khoản Điều 3 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 quy định:Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”.

- Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 có quy định:

"1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi."

Khoản 2 Điều 26 Luật Hộ tịch quy định “Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi”.

- Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi, quy định: “Trường hợp có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ; tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi”.

Đối chiếu với các quy định của pháp luật theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Đồng thời, trường hợp của anh/chị do con nuôi dưới 9 tuổi nên anh/chị đến Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi đã đăng ký khai sinh cho đứa trẻ) để đăng ký khai sinh lại cho con nuôi theo nguyện vọng của vợ chồng anh/chị (thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi) và nộp lại Giấy khai sinh cũ.

 

 

Thông tin liên hệ

Liên hệ sử dụng hỗ trợ pháp lý của Hãng Luật Lê Phong

Hình thức tư vấn trực tiếp:

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

 

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể liên hệ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Icon contact 2