0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Hỗ trợ pháp lý»BỊ “BÙNG TIỀN” VAY QUA TIN NHẮN THÌ CÓ KIỆN ĐÒI ĐƯỢC KHÔNG?

BỊ “BÙNG TIỀN” VAY QUA TIN NHẮN THÌ CÓ KIỆN ĐÒI ĐƯỢC KHÔNG?

Bị “Bùng Tiền” Vay Qua Tin Nhắn Thì Có Kiện Đòi Được Không?

 

Chào Luật sư, đồng nghiệp tôi nhắn tin hỏi vay tôi 20 triệu đồng, hẹn tuần sau có lương sẽ trả nhưng sau đó cô ta nghỉ việc và cũng “bùng” luôn khoản vay này của tôi. Khi tôi đòi tiền, cô ta bảo phải có giấy vay nợ, vì tin nhắn trên mạng xã hội có thể là bạn bị người khác “hack”, giả mạo. Trong khi thực tế, giao dịch vay tiền giữa tôi với cô ta là qua tin nhắn, tôi chuyển tiền vào tài khoản đứng tên của cô ta. Tôi có chụp lại giao dịch chuyển khoản làm bằng chứng. Cho tôi hỏi, nếu vay tiền qua tin nhắn mà không có giấy vay nợ thì có thể kiện đòi được không?

Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Bị “Bùng Tiền” Vay Qua Tin Nhắn Thì Có Kiện Đòi Được Không?” Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến việc vay mượn tiền trong giao lưu dân sự.

 

Thế Nào Là Hợp Đồng Vay Tài Sản?

Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, bản chất của hợp đồng vay tài sản là một hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận dân sự. Trong đó bên vay tài sản phải có nghĩa vụ trả lại đúng tài sản đã vay về loại, số lượng, chất lượng và chỉ trả lãi khi có thỏa thuận giữa các bên hoặc pháp luật yêu cầu.

 

Điều kiện để hợp đồng vay tài sản có hiệu lực là gì?

Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân  sự như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Điều 119 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức giao dịch dân sự, cụ thể:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo đó, hợp đồng vay tiền có hiệu lực khi các bên trong hợp đồng vay tiền có năng lực pháp luật dân sự, hoàn toàn tự nguyện, mục đích và nội dung của hợp đồng vay tiền không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, pháp luật không quy định hình thức bắt buộc của hợp đồng. Do vậy, hợp đồng vay tài sản có thể thực hiện bằng miệng hoặc bằng văn bản, hoặc bằng hành vi cụ thể, và có thể được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, việc nhắn tin vay nợ và có bằng chứng là sao kê chuyển khoản ngân hàng chính là căn cứ để xác định hai bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản. Đây được coi là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét, giải quyết trong vụ án tranh chấp đòi tài sản.

 

Nên làm gì để kiện đòi lại tiền vay qua tin nhắn?

Trong trường hợp này, hành vi của người vay có thể bị xem xét là có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi ngay khi vay tiền thì họ đã có hành vi gian dối để chiếm đoạt tiền vay, như che giấu tình trạng việc làm (sắp nghỉ việc), có tài sản nhưng không trả, sau khi vay xong thì lật mặt không trả, thách thức người cho vay… Vì vậy, để có thể đòi lại tiền vay, bạn nên thực hiện các bước như sau:

BƯỚC 1. Thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc chuyển khoản vay tiền.

Tại Khoản 1 Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự quy định các nguồn chứng cứ trong giao dịch dân sự là “Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử”. Do vậy, biên lai chuyển khoản tiền vay, tin nhắn vay mượn tiền là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh giao dịch vay tiền phục vụ quá trình đòi nợ.

BƯỚC 2. Làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án hoặc làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan cảnh sát điều tra.

Sau khi thu thập đầy đủ chứng cứ thì bạn bắt đầu làm đơn kiện và gửi đến Tòa án đúng thẩm quyền, kèm theo tài liệu chứng cứ liên quan đến việc chuyển khoản cho vay tiền. Tuy nhiên, nếu việc vay tiền có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thì bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện nơi người vay sinh sống về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của người bị tố giác.

BƯỚC 3. Theo dõi quá trình giải quyết vụ việc

Nếu nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, bạn sẽ tham gia phiên tòa xét xử tại Tòa án và nhận bản án/quyết định của Tòa án về việc giải quyết đơn kiện đòi tiền. Nếu nộp đơn tố giác tội phạm, bạn sẽ đợi cơ quan điều tra xem xét thụ lý, xác minh và khởi tố vụ án nếu đủ căn cứ.

BƯỚC 4.  Thi hành án hoặc nhận bồi thường

Nếu nộp đơn khởi kiện tại Tòa án, sau khi bản án có hiệu lực, bạn có thể yêu cầu Chi cục Thi hành án Dân sự tổ chức cưỡng chế thi hành. Hoặc nếu bạn nộp đơn tố giác tội phạm, nếu người vay mượn bị kết án, Tòa án có thể buộc họ bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho bạn.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Bị “Bùng Tiền” Vay Qua Tin Nhắn Thì Có Kiện Đòi Được Không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:

Thông tin liên hệ

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: Số 10 Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323

 

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

Liên hệ

Văn phòng luật sư HÃNG LUẬT LÊ PHONG

Email: phucand@gmail.com

Số điện thoại: 0979629640

Địa chỉ: 

CN Hồ Chí Minh: số 10, Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - ĐT: 0979629640

CN Bình Phước: 160 đường Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - ĐT: 0915438323

 

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin
Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Icon contact 2