0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Kiến thức pháp luật»Luật dân sự»Thủ Tục Nhận Con Nuôi Trẻ Em Bị Bỏ Rơi

Thủ Tục Nhận Con Nuôi Trẻ Em Bị Bỏ Rơi

 

THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI TRẺ EM BỊ BỎ RƠI

 

Trẻ em bị bỏ rơi có quyền được nhận làm con nuôi và đảm bảo cuộc sống gia đình đầy đủ cho sự phát triển của trẻ. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con. Vậy thủ tục nhận con nuôi trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện thế nào?

 

1. Trẻ em bị bỏ rơi được nhận làm con nuôi cần đáp ứng điều kiện gì?

 

Trẻ em bị bỏ rơi là trẻ em không xác định được cha mẹ đẻ, có thể được nhận nuôi và là đối tượng được khuyến khích nhận nuôi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Lưu ý, một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

 

2. Vì sao cần làm thủ tục nhận con nuôi trẻ em bị bỏ rơi?

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc đăng ký và thực hiện đầy đủ thủ tục nhận con nuôi trẻ em bị bỏ rơi sẽ thiết lập mối quan hệ pháp lý chính thức và đảm bảo đầy đủ quyền, lợi ích hợp pháp trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con. Hệ quả pháp lý của việc nhận con nuôi trẻ em bị bỏ rơi:

– Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật.

– Trẻ em bị bỏ rơi có thể được thay đổi họ, tên theo yêu cầu của cha mẹ nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của trẻ.

– Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi có thể được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

 

3. Thủ tục nhận con nuôi trẻ em bị bỏ rơi thực hiện như thế nào?

 

a. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhận con nuôi trẻ em bị bỏ rơi

– Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm:

+ Đơn xin nhận con nuôi;

+ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Giấy khám sức khỏe;

+ Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế. 

– Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi gồm:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

+ Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;

+ Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

b. Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ và xác nhận trẻ em có đủ điều kiện

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của người giám hộ hoặc trẻ em đó theo quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi cần được xác minh thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện xác minh.

c. Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền quyết định cho trẻ em làm con nuôi và tổ chức giao nhận con nuôi

Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý tại Bước 2.

 

Để được tư vấn chuyên sâu, xin vui lòng liên hệ:

 

Hãng Luật Lê Phong

 

 

 

Icon contact 2