THAY ĐỔI HỌ TÊN CON SAU LY HÔN NHƯ THẾ NÀO?
Sau khi hoàn tất thủ tục ly hôn, con thuộc quyền nuôi dưỡng của người mẹ theo quyết định của Tòa án, thì người mẹ có quyền đổi họ tên cho con. Để thay đổi họ tên, cần đạt đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đó là những điều kiện gì? thủ tục như thế nào? Mời quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “ Thay đổi họ tên con sau ly hôn như thế nào ?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến các thủ tục thực hiện việc đổi tên
Điều Kiện Để Thay Đổi Họ Tên Cho Con
Căn cứ theo quy định tại điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
a. Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
b. Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
c. Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
d. Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
e. Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
f. Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
g. Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
h. Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 rằng cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong các trường hợp sau đây:
a. Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b. Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c. Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con
d. Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e. Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
f. Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g. Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy, để thay đổi họ tên của con, cá nhân phải thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 27 và 28 Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, pháp luật cũng quy định độ tuổi để con tự quyết định họ, tên của mình. Như sau:
a. Trường hợp con trên 18 tuổi, con sẽ được quyền tự quyết định về thay đổi họ tên của mình;
b. Trường hợp người con đã đủ từ 09 tuổi trở lên, việc thay đổi họ tên cho con do bố hoặc mẹ thực hiện, cần phải có sự đồng ý của con cái.
Vậy việc thay đổi họ tên cho con do người mẹ thực hiện, buộc phải thể hiện rõ sự đồng ý của người cha trong tờ khai xin thay đổi, đó là yêu cầu bắt buộc.
Trường hợp người cha bỏ đi biệt tích, không thể liên hệ được nữa thì sẽ là một trở ngại gây khó khăn để thể hiện ý kiến của người cha trong tờ khai đăng ký thay đổi họ tên của con. Tại trường hợp này, người mẹ tạm thời không thể làm thủ tục đổi họ cho con, trừ trường hợp Tòa án tuyên bố người chồng đã chết.
Cơ Quan Có Thẩm Quyền Giải Quyết Việc Thay Đổi Họ Tên Trên Giấy Khai Sinh Cho Con Theo Quy Định Của Pháp Luật
a. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi căn cứ tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014.
b. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước căn cứ tại khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch.
Theo các quy định được nêu trên, thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký thay đổi họ và tên tùy thuộc vào trường hợp cá nhân đó thuộc vào độ tuổi bao nhiêu. Nếu chưa đủ 14 tuổi thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đã đăng ký hộ tịch trước đó hoặc nơi cư trứ của cá nhân đó. Nếu cá nhân trên 14 tuổi thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân đã đăng ký hộ tịch trước đó hoặc nơi cư trứ của cá nhân đó.
Thủ tục đăng ký thay đổi tên trong giấy khai sinh
Hồ sơ cần phải chuẩn bị :
a. Tờ khai đăng ký thay đổi họ tên, trong đó có thể hiện sự đồng ý của chồng cũ về việc thay đổi họ cho con
b. Các giấy tờ liên quan đến việc thay đổi họ tên để làm căn cứ cho việc thay đổi (các giấy tờ chứng minh lý do muốn thay đổi, CMND, Hộ khẩu...)
c. Giấy khai sinh
d. Giấy tờ xác minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký.
e. Văn bản ủy quyền về việc thay đổi họ tên (nếu bạn không tự thực hiện thủ tục)
Thủ tục thay đổi họ tên theo quy định của pháp luật
Thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch 2014, bao gồm các bước sau:
a. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
b. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi liên quan đến Giấy khai sinh thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Kết luận :
Việc thực hiện đăng ký thay đổi họ tên trên giấy khai sinh phải trải qua từng bước, trước tiên phải xác định được điều kiện để thực hiện việc thay đổi họ tên, sau đó là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, cuối cùng là các bước hoàn thiện và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Có thể thấy việc thay đổi tên trên giấy khai sinh theo quy định của pháp luật là khá đơn giản, tuy nhiên trên thực tế, việc thay đổi họ tên trên giấy khai sinh là tương đối phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho người có nhu cầu. Để có thể tiến hành việc thay đổi tên giấy khai sinh một cách nhanh chóng và thuận lợi, các bạn nên liên hệ tới các công ty luật để được tư vấn, hỗ trợ. Bởi ở các công ty luật luôn có một đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản về luật và có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy đối với những thủ tục như thay đổi họ tên trên giấy khai sinh, các công ty luật có thể hướng dẫn các bạn chi tiết và có thể giải đáp mọi thắc mắc, giúp các bạn tháo gỡ mọi khó khăn gặp phải.
Hiện nay, Hãng Luật Lê Phong được rất nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng trong các hoạt động pháp lý bởi uy tín, kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự chất lượng, Hãng Luật Lê Phong luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi vấn đề pháp lý mà bạn quan tâm.
Hãng Luật Lê Phong cung cấp tư vấn pháp lý đổi họ tên nhanh chóng với những yêu cầu sau:
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi hộ tịch
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho con
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho người chuyển giới
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn”, nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý đổi tên khai sinh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:
Thông tin liên hệ
Hình thức tư vấn trực tiếp:
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo
Câu Hỏi Thường Gặp
Hậu quả pháp lý sau khi đổi tên ?
Hậu quả pháp lý sau khi đổi tên đã được quy định tại Khoản 3 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Cha có án tích có cần sự đồng ý của người cha khi đổi họ tên cho con không ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch thì khi thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó. Vì vậy, bạn muốn đổi họ cho con phải có sự đồng ý của cha của bé.