MẪU QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI TÊN CÔNG TY
Luật sư giúp tôi tư vấn với. Tôi có nhu cầu muốn đổi tên công ty của mình vì tên hiện tại không còn phù hợp nữa. Vậy quy trình đổi tên thực hiện như thế nào? Và mẫu quyết định thay đổi tên công ty mới nhất theo quy định hiện hành có thể xin ở đâu? Và Luật sư có thể hướng dẫn tôi cách điền được không? Cảm ơn Luật sư!
Chào bạn. Hãng Luật Lê Phong cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có quyền thay đổi tên công ty khi có nhu cầu. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm thông báo thay đổi gửi tới khách hàng, đối tác, cơ quan Nhà nước... để đồng thời thay đổi thông tin trên giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh. Dưới đây là mẫu Thông báo thay đổi tên công ty mới nhất. Vậy để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết.
Thay Đổi Tên Công Ty Được Hiểu Như Thế Nào?
Thay đổi tên công ty có thể được hiểu là việc một công ty đã có tên công ty theo đúng quy định của pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Nhưng vì để đáp ứng mục tiêu hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh nào đó trong hoạt động kinh doanh mà công ty có thể thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty.
Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/ cổ đông khác hoặc có thể là mong muốn của chủ doanh nghiệp nhưng cũng có trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2, Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp trong trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp.
Hồ Sơ Thay Đổi Tên Công Ty Được Soạn Thảo Ra Sao?
– Khi doanh nghiệp muốn thay đổi tên công ty thì phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thông báo phải ghi rõ ràng tên hiện tại của doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, mã số thuế hoặc số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Tên mới của doanh nghiệp dự kiến thay đổi; Họ tên chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
– Biên bản họp công ty về việc thay đổi tên doanh nghiệp (yêu cầu đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên).
– Công ty cổ phần, công ty hợp danh thì kèm theo Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
– Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
– Quyết định thay đổi tên công ty.
– Giấy giới thiệu, giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ (Nếu có)
Mẫu Quyết Định Thay Đổi Tên Công Ty
TẢI VỀ BẢN HOÀN CHỈNH Ở ĐÂY ⮕ |
Trình Tự Thực Hiện Thay Đổi Tên Công Ty
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi tên doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.
- Tên doanh nghiệp phải tuân theo quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ.
- Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
- Lưu ý: Doanh nghiệp không được thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
+ Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
+ Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc cơ quan công an.
- Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi thay đổi tên doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Hãng Luật Lê Phong là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề hướng dẫn viết mẫu quyết định thay đổi tên công ty chúng tôi cung cấp hỗ trợ pháp lý đổi tên công ty. Hãng Luật Lê Phong luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng. Chúng tôi có đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý, chuyên gia trong lĩnh vực này sẵn sàng hỗ trợ và đã xử lý nhiều trường hợp đổi tên thành công, đảm bảo pháp lý.
Thông tin liên hệ
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về vấn đề hướng dẫn viết mẫu quyết định thay đổi tên công ty mà Hãng Luật Lê Phong gửi đến bạn đọc. Nếu bạn đọc có quan tâm đến những cơ sở, thông tin pháp lý liên quan đến những vấn đề khác như soạn thảo mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh,… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0979 629 640 để nhận được tư vấn pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất đến từ đội ngũ Luật sư và các chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi.
Trao cho LÊ PHONG cơ hội, nhận về sự AN TÂM tuyệt đối
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323
Câu Hỏi Thường Gặp
Người có thẩm quyền thay đổi tên công ty:
Thẩm quyền thay đổi tên công ty sẽ phụ thuộc vào loại hình công ty. Loại hình công ty khác nhau thì thẩm quyền thay đổi tên công ty cũng khác nhau cụ thể như sau:
- Công ty cổ phần sẽ do Đại hội đồng cổ đông;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên sẽ do Hội đồng thành viên;
- Công ty TNHH một thành viên sẽ do chủ sở hữu công ty;
- Công ty hợp danh sẽ do các thành viên hợp danh quyết định.
Các trường hợp tiến hành thay đổi công ty
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc doanh nghiệp cần thay đổi tên công ty, trong đó phổ biến nhất là những trường hợp như sau:
Thay đổi tên khi bị trùng với doanh nghiệp khác: Khi đặt tên, các doanh nghiệp bị trùng với tên đã được đăng ký từ trước của những công ty khác sẽ buộc phải thay đổi một tên gọi khác phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.
Thay đổi tên khi tên gọi công ty gắn liền với địa danh: Trong trường hợp doanh nghiệp đặt tên công ty gắn liền với các địa danh nhưng quá trình hoạt động muốn mở rộng phạm vi, khu vực thì nên chủ động đổi tên mới để tránh trường hợp nhầm lẫn.
Thay đổi khi tên công ty dễ bị nhầm lẫn: Đối với các trường hợp tên doanh nghiệp dễ bị nhầm lẫn hoặc không có điểm thu hút, nổi bật, ban lãnh đạo cũng cần xem xét để thay đổi một tên gọi khác vừa giúp tạo được dấu ấn riêng, vừa hạn chế những hiểu lầm không đáng có.
Thay đổi khi tên công ty trùng với tên của các tổ chức Nhà nước: Khi tên của doanh nghiệp trùng với tên của các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước bắt buộc phải thay đổi một tên gọi khác.