0979.629.640 99 Cộng Hòa phường 4, quận Tân Bình

z5310844041727 642ef2a22bcafea727712ae17f690b79

buildings-light HÃNG LUẬT LÊ PHONG

buildings-light0979.629.640

envelope-simple-lightlephong.lawfirm@gmail.com

Trang chủ»Hỗ trợ pháp lý»KHÔNG CÒN QUỐC TỊCH VIỆT NAM THÌ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ?

KHÔNG CÒN QUỐC TỊCH VIỆT NAM THÌ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ?

 

Không Còn Quốc Tịch Việt Nam Thì Có Được Hưởng Thừa Kế Của Cha Mẹ?

 

Chào Luật sư, tôi sang Mỹ định cư hơn 20 năm trước sau khi lấy chồng, hiện đã có quốc tịch Mỹ và không còn quốc tịch Việt Nam. Thỉnh thoảng, vài ba năm tôi lại về thăm gia đình ở Sài Gòn. Hai năm trước, ba mẹ tôi qua đời, để lại một căn nhà khoảng 100 m² ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện hai em tôi đang ở đó. Giờ cả hai đã có gia đình riêng, muốn bán căn nhà để chia nhau nhưng phải làm thủ tục thừa kế trước. Tôi muốn hỏi, trường hợp không còn quốc tịch Việt Nam thì tôi có được hưởng thừa kế căn nhà do cha mẹ để lại không?

Để giải đáp vấn đề trên của khách hàng, quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Những Vấn Đề Về Thừa Kế Tài Sản Mà Nhiều Người Thường Nhầm Lẫn”. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn để có liên quan đến việc chia thừa kế.

 

Thế Nào Là Người Không Còn Quốc Tịch Việt Nam?

Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ xác định người có quốc tịch Việt Nam: “Người được xác định có quốc tịch Việt Nam, nếu có một trong những căn cứ sau đây: 1. Do sinh ra theo quy định tại các điều 15, 16 và 17 của Luật này; 2. Được nhập quốc tịch Việt Nam; 3. Được trở lại quốc tịch Việt Nam; 4. Theo quy định tại các điều 18, 35 và 37 của Luật này; 5. Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Điều 26 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 (sửa đổi bổ sung 2014) quy định: “ Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam: Được thôi quốc tịch Việt Nam; Bị tước quốc tịch Việt Nam; Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này; Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Khoản 1 Điều 27 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam: “Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam”. Trừ các trường hợp thuộc Khoản 2 , Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Theo Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về căn cứ bị tước quốc tịch Việt Nam:

“1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này  dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Như vậy, người không còn quốc tịch Việt Nam là người từng có quốc tịch Việt Nam nhưng đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam theo thủ tục thôi quốc tịch hoặc bị tước quốc tịch Việt Nam theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền vì những lý do như hành vi gây phương hại đến độc lập, chủ quyền hoặc uy tín của Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng có thể mất quốc tịch Việt Nam theo các quy định tại Khoản 2 Điều 18 và Điều 35 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, hoặc theo các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

 

Không Còn Quốc Tịch Việt Nam Thì Có Được Hưởng Thừa Kế Không?

Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.”

Như vậy, có thể hiểu rằng, chỉ cần bạn đáp ứng những điều kiện trên về người thừa kế thì việc bạn còn quốc tịch Việt Nam hay không còn quốc tịch Việt Nam cũng không ảnh hưởng đến quyền được hưởng thừa kế của bạn theo quy định của pháp luật về dân sự hiện hành. Tuy nhiên, ngoài quyền hưởng thừa kế, bạn cũng cần thực hiện các nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do cha mẹ để lại, trừ khi có thỏa thuận khác.

 

Quyền Hưởng Thừa Kế Tài Sản Là Nhà Ở Gắn Liền Với Quyền Sử Dụng Đất Của Người Không Còn Quốc Tịch Việt Nam Có Giống Với Công Dân Việt Nam Không?

Điểm h Khoản 1 Điều 28 Luật đất đai 2024: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;”

Điểm đ Khoản 1 Điều 37 Luật đất đai 2024: “ Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;”

Khoản 1 Điều 44 Luật đất đai 2024: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; có quyền sử dụng đất ở do nhận chuyển quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.”

Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008: “Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”

Theo đó, có thể hiểu, trong trường hợp người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng không được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế.

Như vậy, trường hợp người không còn quốc tịch Việt Nam nhưng được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì vẫn có quyền nhận thừa kế được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, trường hợp họ là người không còn quốc tịch Việt Nam và cũng không được nhập cảnh vào Việt Nam thì chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế. Điều này cho thấy có sự khác biệt nhất định về quyền thừa kế tài sản là nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất giữa người không còn quốc tịch Việt Nam và công dân Việt Nam.

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Không Còn Quốc Tịch Việt Nam Thì Có Được Hưởng Thừa Kế Của Cha Mẹ?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả:

 

Thông tin liên hệ

Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:

VP tại TPHCM: Số 10 Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.

VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.

Hình thức tư vấn online:

Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:

C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323

C2: Để lại tin nhắn qua Zalo:  Hãng Luật Lê Phong trên Zalo

 

Liên hệ

Văn phòng luật sư HÃNG LUẬT LÊ PHONG

Email: phucand@gmail.com

Số điện thoại: 0979629640

Địa chỉ: 

CN Hồ Chí Minh: số 10, Sông Thao, phường 2, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh - ĐT: 0979629640

CN Bình Phước: 160 đường Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước - ĐT: 0915438323

 

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin
Đăng ký để nhận được được thông tin mới nhất từ chúng tôi.

Email(*)
Trường bắt buộc

Gửi

Icon contact 2