ĐỔI TÊN KHAI SINH PHẢI TRẢ BAO NHIÊU TIỀN?
Đổi tên khai sinh là một thủ tục quan trọng và cần thiết đối với một số người. Tuy nhiên, nhiều người còn băn khoăn về chi phí cần thiết để thực hiện thủ tục này. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chi phí cần thiết khi thay đổi tên khai sinh, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định pháp lý liên quan và có kế hoạch thực hiện phù hợp.
Mời quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết: “đổi tên khai sinh phải trả bao nhiêu tiền?”. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn đề liên quan đến việc thay đổi tên khai sinh .
Đổi Tên Khai Sinh Cần Đáp Ứng Các Điều Kiện Gì ?
Tại Điều 26 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định phạm vi thay đổi hộ tịch gồm:
a. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự;
b. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a. Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b. Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt
c. Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d. Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e. Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
f. Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g. Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Đổi Tên Trên Giấy Khai Sinh Trải Qua Quy Trình Như Thế Nào?
Hồ sơ cần nộp gồm:
a. Bản chính giấy khai sinh của bạn.
b. Các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc thay đổi tên (bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Nếu yêu cầu thay đổi tên với lý do trùng tên với người thân trong gia đình thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh việc trùng tên đó (Ví dụ: Giấy khai sinh của người thân bị trùng tên).
Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó. Đối với việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Thủ tục cần thực hiện khi đăng ký thay đổi tên khai sinh
a. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
b. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
- Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
- Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Đổi Tên Khai Sinh Tốn Bao Nhiêu Tiền?
Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC; lệ phí hộ tịch thuộc danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Danh mục các khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
a. Lệ phí đăng ký cư trú (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).
b. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân (đối với hoạt động do cơ quan địa phương thực hiện).
c. Lệ phí hộ tịch.
d. Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam (đối với cấp phép do cơ quan địa phương thực hiện).
e. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
f. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.
g. Lệ phí đăng ký kinh doanh.
Lệ phí hộ tịch là khoản thu đối với người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc về hộ tịch theo quy định của pháp luật, không bao gồm việc cấp bản sao trích lục hộ tịch (thu phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 281/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
Do đó, tùy từng điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương mà mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.
Thẩm Quyền Công Nhận Việc Thay Đổi Tên
a. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
b. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
c. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc."
Khuyến Nghị
Như vậy bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Tờ khai theo mẫu và các giấy tờ liên quan (bản chính giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy tờ của cá nhân đó, giấy tờ của bố mẹ...) rồi sau đó nộp đến Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền để làm thủ tục thay đổi họ tên. Đối với các giấy tờ mang tên cũ thì khi có quyết định thay tên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bạn phải mang văn bản này cùng giấy chứng minh thư, sổ hộ khẩu... đến các cơ quan quản lý các hồ sơ này để tiến hành cải chính lại theo tên mới. Cụ thể chi phí này không đáng kể vì chỉ là chi phí cấp bản “trích lục thay đổi hộ tịch” giao động từ 8.000đ đến 20.000đ (tùy từng mức thu địa phương).
Có thể thấy việc thay đổi tên trong giấy khai sinh theo quy định của pháp luật là khá phức tạp trên thực tế, gây rất nhiều khó khăn cho người có nhu cầu. Để có thể tiến hành việc thay đổi tên trên giấy khai sinh một cách nhanh chóng và thuận lợi, các bạn nên liên hệ tới các công ty luật để được tư vấn, hỗ trợ. Bởi ở các công ty luật luôn có một đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản về luật và có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy đối với những thủ tục như thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, các công ty luật có thể hướng dẫn các bạn chi tiết và có thể giải đáp mọi thắc mắc, giúp các bạn tháo gỡ mọi khó khăn gặp phải.
Hiện nay, Hãng Luật Lê Phong được rất nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng trong các hoạt động pháp lý bởi uy tín, kinh nghiệm và chất lượng mà công ty cung cấp. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự chất lượng, Hãng Luật Lê Phong luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi vấn đề pháp lý mà bạn quan tâm.
Trên đây là nội dung bài viết có tiêu đề “đổi tên khai sinh phải trả bao nhiêu tiền?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Hãng Luật Lê Phong với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp sự hỗ trợ pháp lý được nêu ở dưới đây. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số Hotline: 0979 629 640.
Hãng Luật Lê Phong cung cấp hỗ trợ pháp lý đổi tên nhanh chóng với những yêu cầu sau:
1. Hỗ trợ pháp lý thay đổi hộ tịch
2. Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh
3. Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho con
4. Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho người chuyển giới
Thông tin liên hệ
Liên hệ để được tư vấn Hãng Luật Lê Phong
Hình thức tư vấn trực tiếp:
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640 – 0915 438 323
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo
Câu Hỏi Thường Gặp
Hồ sơ đổi tên trong giấy khai sinh gồm những gì?
· Tờ khai đăng ký thay đổi hộ tịch theo mẫu kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP;
· Giấy khai sinh (Bản sao y có chứng thực hoặc bản sao do UBND cấp);
· CMND/CCCD (nếu có) (sao y có chứng thực);
· Giấy tờ khác (nếu cần).
Trường hợp không được phép đổi tên giấy khai sinh?
Điều 28 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trường hợp được thay đổi tên. Do đó, các trường hợp ngoài quy định tại các Điều luật này là những trường hợp không được thay đổi tên.