BỔ SUNG TÊN CHA DƯỢNG VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON NHƯ THẾ NÀO ?
Kính gửi Hãng Luật Lê Phong, hiện tại tôi có một vấn đề cần được hãng Luật tư vấn. Tôi và chồng cũ đã ly hôn, quyền nuôi con thuộc về tôi. Hiện tôi đã kết hôn với người chồng hiện tại. Vì muốn cho mối quan hệ gia đình mới gần gũi hơn giữa các thành viên và các thủ tục pháp lý về sau, nên tôi muốn bổ sung tên chồng hiện tại vào khai sinh của con tôi. Mong Hãng Luật hãy tư vấn cho tôi thủ tục để thêm tên cha dượng của bé?
Mời quý bạn độc giả hãy cùng Hãng Luật Lê Phong tìm hiểu thông qua bài viết “Bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con thế nào?“. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn độc giả giải quyết được một số vấn đề có liên quan đến các thủ tục thực hiện việc đổi tên
Thêm Tên Cha Dượng Dượng Cho Con
Vì chồng của bạn hiện giờ không phải là cha đẻ của cháu bé nên bạn muốn làm lại Giấy khai sinh của cháu bé, bổ sung phần tên người cha là tên của chồng bạn thì đầu tiên chồng bạn cần làm các thủ tục để nhận cháu làm con nuôi (thủ tục để nhận con riêng của vợ làm con nuôi), sau đó tiến hành các thủ tục cải chính Giấy khai sinh cho cháu và bổ sung tên của chồng bạn vào phần tên người cha.
Nhận nuôi con nuôi
Theo quy định tại Điều 5 của Luật nuôi con nuôi, chồng bạn thuộc hàng ưu tiên thứ nhất để lựa chọn gia đình thay thế cho con riêng của vợ (con riêng của bạn), nếu cháu bé dưới 18 tuổi.
1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;...”.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhận con nuôi được quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật nuôi con nuôi như sau:
Hồ sơ của cha dượng gồm:
1. Đơn xin nhận con nuôi;
2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
3. Phiếu lý lịch tư pháp;
4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật nuôi con nuôi.
Hồ sơ của con bạn ở trong nước gồm:
1. Giấy khai sinh;
2. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
3. Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng.
Bước 2: Bạn nộp hồ sơ của cha dượng và hồ sơ của con riêng của bạn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cháu bé thường trú hoặc nơi bạn thường trú.
· Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
· Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
· Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật nuôi con nuôi.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.
Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.
Thêm Tên Cha Dượng Vào Giấy Khai Sinh Của Con
Tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Nuôi con nuôi thì trường hợp có sự thỏa thuận giữa mẹ đẻ của cháu bé và bạn là cha nuôi của cháu bé, sự đồng ý của con nuôi từ 9 tuổi trở lên về việc thay đổi phần khai về cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh của con nuôi; thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em đăng ký khai sinh lại cho con nuôi và thu hồi Giấy khai sinh cũ, tại cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi.
Tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi về sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 10: “Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Tại khoản 3 Điều 19 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123 /2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch hướng dẫn về bổ sung thông tin hộ tịch của con nuôi như sau:
Trường hợp con riêng được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi, nếu Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh còn để trống phần khai về cha hoặc mẹ, Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi bổ sung thông tin về cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; mục Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha nuôi” hoặc “mẹ nuôi”.
Căn cứ các quy định trên thì nguyện vọng của anh chị muốn được ghi tên anh vào phần khai về cha trong Giấy khai sinh của con nuôi là chính đáng và phù hợp với quy định của pháp luật. Anh chị có thể đến Ủy ban nhân dân nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con nuôi thực hiện bổ sung thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh.
Thủ Tục Bổ Sung Hộ Tịch Được Thực Hiện Như Thế Nào?
Căn cứ quy định tại Điều 29 Luật Hộ tịch, cụ thể như sau:
1. Người yêu cầu bổ sung hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Cơ Quan Có Thẩm Quyền Giải Quyết
a. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi căn cứ tại Điều 27 Luật Hộ tịch 2014.
b. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước căn cứ tại khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch.
Theo các quy định được nêu trên, thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký thay đổi họ và tên tùy thuộc vào trường hợp cá nhân đó thuộc vào độ tuổi bao nhiêu. Nếu chưa đủ 14 tuổi thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đã đăng ký hộ tịch trước đó hoặc nơi cư trú của cá nhân đó. Nếu cá nhân trên 14 tuổi thì thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân đã đăng ký hộ tịch trước đó hoặc nơi cư trú của cá nhân đó.
Kết Luận :
Việc thực hiện đăng ký thay đổi hộ tịch, thêm tên cha dượng vào giấy khai sinh của con nuôi phải trải qua từng bước, trước tiên phải xác định được điều kiện để thực hiện việc nhận nuôi con nuôi, sau đó là cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, cuối cùng là các bước hoàn thiện và nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền.
Có thể thấy việc thay đổi họ trên giấy khai sinh theo quy định của pháp luật là khá đơn giản, tuy nhiên trên thực tế, việc thay đổi tên trên giấy khai sinh là tương đối phức tạp, gây rất nhiều khó khăn cho người có nhu cầu. Để có thể tiến hành việc thay đổi họ giấy khai sinh một cách nhanh chóng và thuận lợi, các bạn nên liên hệ tới các công ty luật để được tư vấn, hỗ trợ. Bởi ở các công ty luật luôn có một đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản về luật và có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này. Vì vậy đối với những thủ tục như thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, các công ty luật có thể hướng dẫn các bạn chi tiết và có thể giải đáp mọi thắc mắc, giúp các bạn tháo gỡ mọi khó khăn gặp phải.
Hiện nay, Hãng Luật Lê Phong được rất nhiều cá nhân, tổ chức tin tưởng trong các hoạt động pháp lý bởi uy tín, kinh nghiệm và chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp. Với bề dày kinh nghiệm và đội ngũ nhân sự chất lượng, Hãng Luật Lê Phong luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn mọi vấn đề pháp lý mà bạn quan tâm.
Hãng Luật Lê Phong cung cấp hỗ trợ pháp lý đổi tên nhanh chóng với những yêu cầu sau:
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi hộ tịch
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho con
· Hỗ trợ pháp lý thay đổi tên khai sinh cho người chuyển giới
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “ Bổ sung tên cha dượng vào giấy khai sinh cho con thế nào? ” trên giấy khai sinh hiện nay. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến các vấn đề pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy liên hệ tới chúng tôi qua thông tin dưới đây để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả
Thông tin liên hệ
Hình thức tư vấn trực tiếp:
Hãng Luật Lê Phong tư vấn trực tiếp tại văn phòng ở trụ sở:
VP tại TPHCM: 99 Cộng Hòa, phường 4, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
VP tại Bình Phước: 160 Lý Thường Kiệt, phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước.
Hình thức tư vấn online:
Nếu quý khách hàng không thể đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng thì có thể sử dụng dịch vụ tư vấn online để được hỗ trợ nhanh nhất:
C1: Liên hệ đến số hotline: 0979 629 640
C2: Để lại tin nhắn qua Zalo: Hãng Luật Lê Phong trên Zalo
Câu Hỏi Thường Gặp
Hồ sơ đăng kí nhận con nuôi?
Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:
Đơn xin nhận con nuôi;
Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
Phiếu lý lịch tư pháp;
Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.”
Cách ghi tên cha nuôi, mẹ nuôi trong giấy khai sinh của con nuôi
Riêng việc thay đổi họ, tên với con nuôi, khoản 2, 3 Điều 19 Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định như sau:
a. Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ: Bổ sung thông tin của cha, mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh. Mục ghi chú trong sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”.
b. Cha dượng, mẹ kế nhận con riêng làm con nuôi: Giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh còn để trống phần khai về cha hoặc mẹ thì bổ sung thông tin về cha dượng, mẹ kế vào phần khai về cha, mẹ trong giấy khai sinh hoặc sổ đăng ký khai sinh. Mục ghi chú của sổ đăng ký khai sinh ghi rõ là cha nuôi hoặc mẹ nuôi.
Nếu giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh có đủ phần khai về cha và mẹ thì thay đổi phần khai về cha dượng hoặc mẹ kế vào phần khai về cha hoặc mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh. Mục ghi chú của sổ đăng ký khai sinh ghi rõ cha nuôi hoặc mẹ nuôi.